CÁCH THỨC XƯỚNG HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Có nhiều cách thức chơi trong xướng
họa thơ Đường luật, tùy theo qui định tự đề ra của những người tham gia. Qui
định càng khó thi cuộc chơi càng lý thú, người chơi càng chứng tỏ được tài hoa
của mình. Nhưng thông thường nhất thì thể thức chơi như sau:
Người ta chọn ra một bài thơ Đường
luật có sẵn làm đề tài rồi mỗi người dựa vào bài thơ ấy để làm ra một bài thơ.
Bài làm đề tài gọi là bài xướng, bài của mỗi người làm ra gọi là bài họa.
Bài
họa phải thực hiện theo các yêu cầu sau đây:
1- Theo đúng vần bài xướng. Ví dụ bài
xướng có vần bằng gồm các từ: sông-chồng-đông-công-không thì bài họa cũng theo
đúng 5 từ ấy, phải đúng cả về nghĩa chứ không chỉ đúng âm. Ví dụ chồng là người
chồng chứ không phải chất chồng. Không là có không chứ không phải thinh không
…(đây là vần bài “Thương vợ” của Tú Xương).
2- Theo đúng đề tài của bài xướng. Ví
dụ bài xướng nói về người vợ thì bài họa cũng phải nói về người vợ. Có thể nói
về người chồng hoặc người yêu nhưng không được nói về cha mẹ, con cái hoặc bạn
bè ...
3- Phải đối luật với bài xướng. Bài
xướng luật bằng thì bài họa làm theo luật trắc và ngược lại.
4- Phải đối ý với bài xướng. Bài
xướng khen thì bài họa chê. Bài xướng yêu thì bài họa ghét…
Tuy
nhiên thực hiện đủ 4 yêu cầu đó rất khó nên nhiều khi người ta giảm bớt cho dễ
hơn để thu hút nhiều người tham gia cuộc chơi. Cho nên người ta thường chú ý
vào 2 yêu cầu đầu tiên là bài họa theo đúng vần và đúng đề tài là đạt yêu cầu.
Cũng
cần nói thêm là đối với trường hợp những thân hữu với nhau khi một người làm
được một bài thơ mới, công bố ra thì bạn bè chỉ cần họa vần để hưởng ứng cho
vui, cho đậm tình thân hữu hơn. Nghĩa là chỉ cần mượn 5 từ của bài xướng để làm
bài thơ khác không cần theo đề tài của bài xướng. Tất nhiên nếu có ai họa theo
đúng các yêu cầu càng nhiều thì càng hay.
Và cũng cần chú ý chỉ mượn những từ là vần chứ không được mượn luôn từ đứng trước nó. Trừ trường hợp từ vần là từ kép hoặc từ láy hiểm hóc không thể có từ khác mang nghĩa giống nó. Ví dụ : Chiêm bao, ủ ê, ngọt ngào …
Và cũng cần chú ý chỉ mượn những từ là vần chứ không được mượn luôn từ đứng trước nó. Trừ trường hợp từ vần là từ kép hoặc từ láy hiểm hóc không thể có từ khác mang nghĩa giống nó. Ví dụ : Chiêm bao, ủ ê, ngọt ngào …
Thông
thường người ta xướng họa thể thơ thất ngôn bát cú, ít khi dùng thơ ngũ ngôn
hay tứ tuyệt. Có lẽ vì tính chất ngâm nga của thơ thất ngôn bát cú nghe hay
hơn.
Sau đây là hai bài xướng họa được nhiều người cho là hay nhất, là mẫu mực trong xướng họa thơ luật trên thi đàn ViệtNam .
Bài Xướng:
TÔN PHU NHÂN QUI THỤC
(của Tôn Thọ Tường)
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng
Bài Họa:
TÔN PHU NHÂN QUI THỤC
(của Phan Văn Trị)
Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông
Ngút tỏa trời Ngô ùn sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng
Sau đây là hai bài xướng họa được nhiều người cho là hay nhất, là mẫu mực trong xướng họa thơ luật trên thi đàn Việt
Bài Xướng:
TÔN PHU NHÂN QUI THỤC
(của Tôn Thọ Tường)
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng
Bài Họa:
TÔN PHU NHÂN QUI THỤC
(của Phan Văn Trị)
Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông
Ngút tỏa trời Ngô ùn sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét