Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

CẨN THẬN KHI DÙNG THUỐC HẠ HUYẾT ÁP


Những lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc hạ huyết áp

Ngày: 29-12-2010
Sử dụng thuốc hạ huyết áp được áp dụng cho những người bệnh có huyết áp thường xuyên trên 140/90 mmHg khi đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc: tập luyện, điều chỉnh chế độ ăn uống… không hiệu quả.
Những lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc hạ huyết ápNhững lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc hạ huyết áp
Có 3 cách lựa chọn thuốc điều trị ban đầu (nếu không có chống chỉ định của các thuốc này):

Lựa chọn thứ nhất

Với người tăng huyết áp (THA) chưa có biến chứng, dùng thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm.

Lựa chọn thứ hai

Chỉ định bắt buộc với người đái tháo đường týp 2, có protein niệu, chọn thuốc ức chế men chuyển. Đối với người có suy tim chọn thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu. Trường hợp THA tâm thu đơn độc, ưu tiên dùng thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh calci loại dihydropyridin tác dụng kéo dài. Người đã có nhồi máu cơ tim dùng thuốc chẹn beta giao cảm.

Lựa chọn thứ ba

Các chỉ định đặc biệt cho các loại thuốc sau: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn thụ thể alpha giao cảm, thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm, thuốc chẹn cả thụ thể alpha – beta giao cảm, thuốc chẹn kênh calci, thuốc lợi tiểu. Nên bắt đầu với loại thuốc tác dụng kéo dài, liều duy nhất trong ngày, liều thấp, điều chỉnh liều để đạt kết quả, có thể kết hợp với liều thấp các thuốc khác. Nếu vẫn chưa đạt được đích điều trị THA mà thuốc không đáp ứng hoặc có tác dụng phụ thì cần thay nhóm thuốc khác. Nếu thuốc chỉ đáp ứng một phần, nhưng dung nạp tốt thì thêm thuốc nhóm khác (ưu tiên thuốc lợi tiểu nếu chưa dùng).
Tuy vào từng người bệnh và mức độ tăng huyết áp thầy thuốc có thể lựa chọn thuốc dùng cho phù hợp. Ví dụ: đau ngực, chọn thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh calci; Rung nhĩ chọn thuốc chẹn beta gia cảm, chẹn kênh calci (trừ nhóm dihydropyridin); Đái tháo đường týp 1 và 2 có protein niệu chọn thuốc ức chế men chuyển (ưu tiên), chẹn kênh calci, lợi tiểu liều thấp; Có rối loạn mỡ máu chọn thuốc chẹn beta giao cảm (loại không chọn lọc)…
Dù chọn bất kỳ loại thuốc gì cũng cần tuân thủ hai nguyên tắc sau:
- Khởi đầu với liều thấp để tránh hạ huyết áp quá nhanh, nhiều và dùng các dạng thuốc tác dụng kéo dài để có tác dụng liên tục 24 giờ với liều duy nhất trong ngày.
- Một nguyên tắc khác cần tuân thủ là kết hợp thuốc với liều thấp sẽ cho hiệu quả tốt hơn, tác dụng phụ ít hơn so với chỉ dùng một loại thuốc liều cao. Ưu tiên phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid liều thấp.

Một điều nữa người bệnh THA cần lưu ý khi dùng thuốc

Có một số loại thuốc hạ huyết áp, nhất là các thuốc tác dụng nhanh có thể gây tụt huyết áp tư thế đứng, hay gặp khi sử dụng liều đầu (người bệnh chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng sau khi uống thuốc, trong thời gian tác dụng của thuốc, bị tụt huyết áp và ngất). Vì vậy cần đọc kỹ hướng dẫn và khi muốn chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng cần từ từ bằng cách ngồi dậy trong 5 – 10 phút trước khi đứng. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phản hồi khi ngừng thuốc đột ngột (gây cơn tăng huyết áp sau khi ngừng thuốc đột ngột), vì vậy không nên ngừng thuốc đột ngột mà nên ngừng từ từ bằng cách giảm liều dần. Nên sử dụng phối hợp một số bài thuốc đông y có tác dụng hạ huyết áp như dùng hoa hoè pha nước uống hàng ngày hay đeo vòng từ, đồng hồ từ, dây lưng từ có tác dung giữ ổn định huyết áp.
TS.BS. Hà Hoàng Kiệm


Không nên dùng thường xuyên Nifehexal!

Ngày: 01-06-2008
Không nên dùng thường xuyên Nifehexal!TS – Tôi 54 tuổi, huyết áp thường hay trồi sụt từ 140/85 – 150/98. Một năm nay bác sĩ cho uống Nifehexal. Gần đây, khi nằm xuống tôi hay bị chóng mặt, đi khám BS bảo rối loạn tiền đình và cho toa mua thuốc Cerepril, Tanakan uống 10 ngày hết chóng mặt. Xin hỏi uống thường xuyên thuốc Nifehexal và Cerepril có gây hại, huyết áp có ổn định không, thứ nào tốt hơn? (Huỳnh Ngọc Thành – Q.8, TP.HCM)

BS Nguyễn Văn Phòng – trưởng khoa nội tim mạch, BV Trưng Vương, TP.HCM:
- Huyết áp từ 135/85 mmHg trở lên được cho là cao huyết áp. Nifehexal là một loại thuốc ức chế calci có tác dụnghạ huyết áp nhanh và thường gây hạ huyết áp tư thế khiến người dùng chóng mặt, và đây là loại thuốc không nên dùng thường xuyên.
Cerepril (hay Enalapril) là nhóm thuốc hạ huyết áp thuộc loại ức chế men chuyển nên dùng thường xuyên để điều trị cao huyết áp, vì ngoài kiểm soát huyết áp nó còn làm giảm sự phát triển tình trạng dày thất T.

Thuốc nam chống cao huyết áp

Ngày: 18-06-2010
Bên cạnh các thuốc tổng hợp, y học cổ truyền cũng có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ huyết áp.
Cúc hoa vàng: dịch chiết cồn cúc hoa vàng có tác dụng giãn mạch ngoại vi nhờ đó giúp hạ huyết áp, giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh như đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, choáng váng. Liều dùng 4 – 24 g.
Thuốc nam chống cao huyết áp
Hoa hòe: rutin là hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giống như vitamin P nên có tác dụng làm bền và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể. Hoa hòe được dùng để dự phòng tai biến của bệnh xơ vữa động mạch và điều trị tăng huyết áp. Liều dùng 5 – 20 g (uống dưới dạng thuốc sắc).
Ích mẫu: cao lỏng ích mẫu có tác dụng làm hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giảm tác dụng co mạch của adrenalin… Ngoài ra, ích mẫu còn có tác dụng tốt đối với cơ tim có bệnh.
Dừa cạn: dừa cạn có chứa reserpin (dùng trong tây y). Bài thuốc: dừa cạn 12 g, hoa hòe 6 g; sắc uống mỗi ngày thay nước trà.
Quyết minh tử: chứa các hoạt chất làm giảm cholesterol và chống tăng huyết áp. Bài thuốc: quyết minh tử sao thơm 12 g, hoa hòe 6 g; hãm uống hàng ngày.
Nhàu: rễ nhàu được dùng làm thuốc hạ huyết áp (10 – 20 g sắc uống mỗi ngày).
Ngưu tất: viên thuốc bào chế từ ngưu tất đã được dùng để điều trị cao huyết áp.
Câu đằng.
Hoa đại: cách dùng: 12 – 20 g hoa khô, sắc uống trong ngày.

Một số bài thuốc hạ huyết áp

  • Câu đằng 10 g, xuyên khung 5 g, quế chi 3 g, cam thảo 2 g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Hạ khô thảo, bồ công anh, thảo quyết minh sao mỗi vị 20 g; cúc hoa, lá dâu, mã đề mỗi vị 12 g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Tang ký sinh 12 g, mẫu lệ 20 g, hà thủ ô 16 g; kỷ tử, sinh địa, trái dâu chín, ngưu tất mỗi vị 12 g; trạch tả 8 g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Bài thuốc của GS. Bùi Chí Hiếu chữa huyết áp cao rất hiệu quả gồm các vị sau: rễ nhàu 12 g; mã đề, trạch tả, táo nhân, hoa hòe, cỏ xước, sinh địa, hà thủ ô đồng lượng 10 g, sắc trong 600 ml nước còn khoảng 300 ml, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

Bị tai biến mạch máu não, huyêt áp cao lâu năm thì dùng thuốc và thực phẩm chức năng gì thì tốt

Ngày: 22-07-2010
Tôi có HCL thấp chỉ có 0,75mlmol/l, trigyxerit cao 3mlmol/l. Tôi muốn BS tư vấn thuốc tây lẫn thực phẩm chức năng để tim mạch được tốt? BS chẩn đoán đột quỵ (tai biến mạch máu não), huyết áp cao lâu năm trên 25 năm
Bị tai biến mạch máu não, huyêt áp cao lâu năm thì dùng thuốc và thực phẩm chức năng gì thì tốt

Qua thư ông mô tả, tôi nghĩ ông bị tăng huyết áp, có yếu tố nguy cơ là rối loạn lipid máu, và bệnh của ông đã có biến chứng đột quỵ. Đột quỵ có thể do tăng huyết áp lâu năm làm cho thành mạch máu não yếu đi và dễ vỡ, máu từ lòng mạch tràn ra ngoài, chèn vào mô não xung quanh, gọi là xuất huyết não. Mặt khác, tuổi cao, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là những yếu tố thúc đẩy tình trạng xơ vữa động mạch tạo thành mảng xơ vữa bám trên thành động mạch. Khi mảng xơ vữa này bị vỡ, tại chỗ vỡ xuất hiện cục máu đông (còn gọi là huyết khối). Huyết khối có thể gây tắc hoàn toàn động mạch não. Hoặc các mảnh nhỏ hơn vỡ ra từ huyết khối hoặc bong ra từ mảng xơ vữa theo dòng máu di chuyển gây tắc những động mạch nhỏ ở xa hơn trong não. Vùng não tương ứng với động mạch bị tắc không được tưới máu nuôi và sẽ chết. Đột quỵ kiểu này gọi là nhồi máu não. Ngoài đôt quỵ, những biến chứng khác về tim mạch còn có đột tử do tim, nhồi máu cơ tim cấp hoặc suy tim. Điều trị phải kết hợp 2 phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc. Phương pháp không dùng thuốc chính là thực hiện lối sống lành mạnh:
- Không hút thuốc lá, tránh ăn quá mặn, hạn chế uống rượu bia, hạn chế ăn uống các chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, hạn chế thức ăn có đường, giàu năng lượng.
- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao, đi bộ 30-45 phút, hoặc các môn như bơi, yoga, dưỡng sinh, khí công…phù hợp để làm hạ huyết áp; ngược lại, tập tạ được xem là môn thể thao làm huyết áp tăng.
- Duy trì cân nặng hợp lý, không thừa cân (BMI 18,5 – 23). Thường xuyên kiểm tra huyết áp, cần nhớ số đo huyết áp như nhớ số tuổi của mình.
Thực tế, hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp đều phải dùng thuốc để hạ huyết áp. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ huyết áp khác nhau. Quyết định việc sử dụng thuốc hạ áp, chọn lựa thuốc và phối hợp loại thuốc nào, liều lượng, cách dùng phải do bác sĩ chuyên khoa xem xét tùy vào từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho các thuốc điều trị các bệnh lý thường đi cùng với tăng huyết áp như: đái tháo đường type 2, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng mỡ máu, cũng như các thuốc kháng kết tập tiểu cầu như aspirin hoặc clocardigel (biệt dược Plavix) để dự phòng đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Điều trị tăng huyết áp phải thường xuyên và lâu dài, hầu như suốt đời. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc hoặc đổi thuốc, bỏ thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị, tránh về sau xảy ra nhiều biến chứng đáng tiếc. Hầu hết các bệnh lý dẫn đến tai biến mạch máu não đều là bệnh lý mạn tính, nói nôm na là bệnh và người bệnh sẽ “chung sống cả đời”. Nên xác định là phải điều trị lâu dài, nếu không muốn nói là suốt đời. Rất tiếc là cho đến nay chưa có loại thực phẩm chức năng nào được giới y khoa công nhận là phương pháp điều trị chính thống, thật sự có tác dụng chữa bệnh hoặc ổn định tình trạng tim mạch như ông hỏi.
Trường hợp của ông, điều trị bao gồm một là chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng; hai là điều trị dự phòng tai biến tái phát bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và điều trị bệnh căn nguyên tức bệnh lý gốc dẫn đến tai biến. Vì vậy, mong ông nên hết sức kiên trì theo đuổi một chương trình điều trị tích cực và khoa học. Ông có thể đến các bệnh viện có phòng khám tim mạch (BV Chợ Rẫy, BV Nhân dân 115, BV Nhân dân Gia Định…) hoặc các phòng khám chuyên khoa tim mạch để được khám và tư vấn chi tiết hơn.
Chúc ông an tâm điều trị và vui khỏe.
Theo: benhhuyetkhoi.com

Người bị cao huyết áp, tai biến mạch máu não … có được dùng trà đan sâm và tam thất

Ngày: 22-07-2010
Trước kia vào khoảng 15/12/2006 tôi đã bị tai biến mạch máu não 1 lần. Hiện nay tôi thường xuyên uống thuốc huyết áp, gồm các loại thuốc sau: Normodipin 5mg, Nitromint 2,6mg, Betalog 25&50 mg, Trimetazidin Stada 20mg, Aspirin 100mg. Vậy tôi xin nhờ bác sĩ kiểm tra lại xem đơn thuốc đã hợp lý chưa. Ngoài ra, tôi dùng thêm thực phẩm chức năng là nattopes, tảo, 3-hạ áp phích nhân thay đổi nhau không dùng đồng thời. Hiện tôi đã hết đau thắt ngực nhưng áp huyết tối thiểu vẫn còn cao là 135/95. Tôi đang định dùng thêm trà đan sâm và tam thất có được không? Mong bác sĩ nghiên cứu trả lời. Theo báo nói ăn cam ăn quýt tốt cho huyết áp ,nhưng đối với tôi thì lại khác là bị đau thắt ngực. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Người bị cao huyết áp, tai biến mạch máu não ... có được dùng trà đan sâm và tam thất

Thư ông Phú cho thấy ông có các vấn đề chính bao gồm tăng huyết áp + di chứng tai biến mạch máu não + từng có cơn đau thắt ngực. Xâu chuỗi các vấn đề này, tôi nghĩ có thể ông bị xơ vữa động mạch và tăng huyết áp đã có biến chứng tim và não. Xin tư vấn để ông tham khảo như sau:
Xơ vữa động mạch là một bệnh thường xuất hiện từ tuổi trung niên, do sự tích tụ chất béo trong thành các động mạch tạo thành các mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa động mạch có thể ngày càng to dần gây chít hẹp lòng của động mạch. Khi mảng xơ vữa bị vỡ hoặc bị loét, huyết khối động mạch sẽ thành lập trên nền mảng xơ vữa ấy và gây tắc động mạch. Vùng mô hoặc cơ quan (tim, não, thận, võng mạc mắt…) được tưới máu nuôi bởi động mạch ấy sẽ bị “thiếu máu”. Cụ thể, nếu một nhánh động mạch não bị tắc, vùng não tương ứng với động mạch bị tắc đó không được tưới máu nuôi và sẽ chết, gọi là nhồi máu não, làm cho bệnh nhân bị đột quỵ. Một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành – tức động mạch nuôi cơ tim – bị hẹp, tắc sẽ gây thiếu máu cục bộ cơ tim, biểu hiện là cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp, đột tử do tim hoặc suy tim. Những người sau đây dễ bị xơ vữa động mạch: người bệnh tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, người có tăng cholesterol trong máu không được điều trị đúng, người hút thuốc lá, người lớn tuổi (nam trên 45 tuổi, nữ đã mãn kinh), những người béo phì hoặc thừa cân và những người có lối sống thụ động ít vận động thể lực, những người trong gia đình có thân nhân trực hệ (cha hoặc mẹ hoặc anh chị em ruột) mắc bệnh tim sớm (bị nhồi máu cơ tim hoặc chết do bệnh tim trước 55 tuổi đối với nam và trước 65 tuổi đối với nữ). Điều trị phải kết hợp nhiều phương pháp sau: điều trị tích cực các bệnh gây xơ vữa động mạch như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu. Cụ thể phải kiểm soát tốt huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp (hạ huyết áp xuống dưới 140/90 mm Hg), kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh đái tháo đường (hạ đường huyết lúc đói xuống dưới 126 mg/dl) và kiểm soát tốt cholesterol ở người có tăng cholesterol máu (hạ cholesterol LDL xuống dưới 100 mg/dl). Phải kiên quyết bỏ hẳn thuốc lá nếu có hút. Tích cực giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì bằng cách ăn kiêng và tăng cường vận động thể lực. Thực hiện lối sống lành mạnh bao gồm vận động thể lực đều đặn bằng những môn phù hợp (đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội ít nhất 30 phút mỗi ngày), ăn ít muối, ít chất béo và nhiều rau quả. Quyết định việc sử dụng thuốc hay không, chọn lựa thuốc và phối hợp loại thuốc nào, liều lượng, cách dùng phải do bác sĩ chuyên khoa xem xét tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, bác sĩ có thể cho các thuốc điều trị các bệnh lý thường đi cùng với tăng huyết áp như: đái tháo đường type 2, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng mỡ máu, cũng như các thuốc kháng kết tập tiểu cầu như aspirin hoặc clocardigel (biệt dược Plavix) để dự phòng đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc hoặc đổi thuốc, bỏ thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Hầu hết các bệnh lý dẫn đến tai biến mạch máu não đều là bệnh lý mạn tính, nói nôm na là bệnh và người bệnh sẽ “chung sống cả đời”. Nên xác định là phải điều trị thường xuyên và lâu dài, nếu không muốn nói là suốt đời. Rất tiếc là cho đến nay chưa có loại thực phẩm chức năng nào được giới y khoa công nhận là phương pháp điều trị chính thống, thật sự có tác dụng chữa bệnh hoặc ổn định tình trạng tim mạch như ông hỏi. Một số vị thuốc y học cổ truyền được công nhận có thể điều trị tăng huyết áp. Nhưng thuốc phải được kê bởi các lương y có kinh nghiệm và không gây tương tác bất lợi với các thuốc đang dùng. Không nên tự ý dùng hàng ngày như “cơm ăn nước uống”. Vì vậy, mong ông nên hết sức kiên trì theo đuổi một chương trình điều trị tích cực và khoa học. Xin giới thiệu đến ông một địa chỉ đáng tin cậy là bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây có đủ các chuyên khoa có liên quan đến điều trị bệnh cúa ông, kể cả khoa Vật lý trị liệu và kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
Chúc ông an tâm điều trị và sớm ổn định.

Giải pháp ngăn chặn tái phát tai biến mạch máu não

Ngày: 21-10-2010
Giải pháp ngăn chặn tái phát tai biến mạch máu nãoCâu chuyện được ghi lại qua lời kể của anh Đỗ Xuân Sơn, sinh năm 1961, nhà số 9, đường Chu Văn Thịnh, tổ 1, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La về căn bệnh tai biến mạch máu não từng xảy ra với anh và cách điều trị hiệu quả mà anh đã áp dụng.
Anh Sơn cho biết: “Khoảng tháng 4 năm 2000, khi tôi đang treo cờ để chuẩn bị cho đợt bầu cử Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ mới thì thấy tay run run, không thể giơ lên được, người bủn rủn, choáng váng, tôi tưởng mình bị cảm. Vợ tôi gọi bác sĩ đến và đo huyết áp cho tôi, huyết áp tăng cao 180/100. Sau đó, tôi bị tê nửa người bên phải, gia đình đưa tôi lên bệnh viện địa phương cấp cứu. Bác sĩ cho biết tôi bị tai biến mạch máu não nhẹ. Điều trị ở đây 10 ngày, huyết áp đã ổn định hơn nhưng tình trạng tê nửa người của tôi vẫn chưa dứt, trí nhớ suy giảm rõ rệt, tôi chỉ nhớ được những việc xảy ra một đến hai ngày là cùng, xa hơn thì chịu không nhớ nổi, tay tôi vẫn chưa viết chữ được.
Sau đó, gia đình đưa tôi xuống bệnh viện dưới Hà Nội điều trị tiếp. 10 ngày sau, tôi ra viện trong tình trạng sức khỏe tốt hơn. Tôi uống thuốc điều trị tại nhà khoảng 2 tháng thì tình trạng tê mỏi nửa người bên phải đã hết, tay viết được một chút, trí nhớ cũng khá hơn.
Do trong gia đình cũng có người đã từng bị tai biến mạch máu não nặng, tôi hiểu hậu quả của căn bệnh này rất nghiêm trọng, nếu bệnh tái phát thì nguy hiểm lắm, không biết đằng nào mà lần. Vì thế, tôi đã tìm hiểu nhiều loại thuốc Tây y, Đông y để ngăn chặn tái phát bệnh. Đến khoảng tháng 5, tháng 6 năm 2008, tôi đọc báo và được biết sản phẩm Nattospes có thể hỗ trợ điều trị, phòng ngừa rất tốt tai biến mạch máu não. Là một người trong ngành y, tôi hiểu đây là sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, không gây tác dụng phụ – cái hay ở sản phẩm này so với thuốc Tây y là thế! Tôi mua Nattospes về dùng. Thời gian đầu tôi dùng 2 viên/ngày, sau giảm xuống 01 viên/ngày, liên tục trong 4-5 tháng. Kết quả là tôi thấy người khỏe khoắn, ăn uống ngon miệng, ngủ tốt hơn, mọi sinh hoạt đều dễ chịu, tay viết lưu loát, trí nhớ minh mẫn như bình thường và không phải dùng sổ ghi nhớ nữa. Đặc biệt, trước kia tôi rất hay đau đầu – một di chứng của tai biến, nhưng bây giờ gần như hết hẳn. Mục đích chính mà tôi sử dụng Nattospes là để phòng ngừa cơn tai biến. Và điều này đã được khẳng định, đó là từ khi dùng Nattospes đến nay, tôi chưa hề bị cơn tai biến nào”.
Anh Sơn chia sẻ thêm: “Đến nay, tôi vẫn duy trì dùng Nattospes, mỗi năm tôi uống 2 đến 3 đợt, mỗi đợt 2 tháng, kết hợp với ăn uống điều độ, tập thể dục nhẹ nhàng. Sức khỏe và cuộc sống của tôi đã tốt hơn nhiều”.
Hữu Ích
(Theo tạp chí Sống khỏe )

Bị huyết huyết áp cao và tai biến mạch máu não dùng loại thuốc nào thì tốt

Ngày: 03-08-2010
Cách đây 5 năm, bị tai biến mạch máu não, huyết áp cao thường xuyên. Theo hướng dẫn của mọi người là đừng uống thuốc, sau đó ngưng thuốc khoảng 3 tháng và bị tê cứng chân tay, đặc biệt là tay phải, đến bệnh viện chữa và hiện nay đã hồi phục một phần. Huyết áp bình thường, thường xuyên tập thể dục, ăn uống hợp lý, uống thuốc theo lời BS. Gồm một số loại như; Amlores, Temsiomin, Anpha…. Nhưng hiện tay chân vẫn còn hơi tê cứng, đi lại bất tiện… Hỏi có loại thuốc, tài liệu nào để chữa trị dứt hẳn bệnh đau cứng chân tay?
Bị huyết huyết áp cao và tai biến mạch máu não dùng loại thuốc nào thì tốt
Theo câu hỏi của ông, BS tư vấn nghĩ ông đã bị đột quỵ hay tai biến mạch máu não 2 lần. Ông năm nay 74 tuổi, bị tăng huyết áp thường xuyên. Tuổi cao và tăng huyết áp là 2 yếu tố thúc đẩy tình trạng xơ vữa động mạch tạo thành mảng xơ vữa bám trên thành động mạch. Khi mảng xơ vữa này bị vỡ, tại chỗ vỡ xuất hiện cục máu đông (còn gọi là huyết khối). Huyết khối có thể gây tắc hoàn toàn động mạch não. Hoặc các mảnh nhỏ hơn vỡ ra từ huyết khối hoặc bong ra từ mảng xơ vữa theo dòng máu di chuyển gây tắc những động mạch nhỏ ở xa hơn trong não. Vùng não tương ứng với động mạch bị tắc không được tưới máu nuôi và sẽ chết. Đột quỵ kiểu này gọi là nhồi máu não. Mặt khác, tăng huyết áp lâu ngày còn làm cho thành mạch máu não yếu đi và dễ vỡ, máu từ lòng mạch tràn ra ngoài, chèn vào mô não xung quanh, gọi là xuất huyết não. Đột quỵ do xuất huyết não thường xảy ra ở người tăng huyết áp không điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Triệu chứng của đột quỵ là bệnh nhân đột ngột bị yếu hoặc liệt hẳn một nửa bên người (yếu hoặc liệt tay và chân cùng một bên) kèm với yếu hoặc liệt nửa mặt cùng bên (biểu hiện là “méo miệng”). Bệnh nhân cũng có thể có những triệu chứng khác như nói khó, nuốt khó, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Trường hợp tổn thương não nặng bệnh nhân có thể bị rối loạn tri giác, lơ mơ hoặc hôn mê, thậm chí có thể ngưng thở và tử vong rất nhanh. Một số trường hợp nhẹ, vận động tay chân phục hồi lại hoàn toàn sau khoảng thời gian 24 – 48 giờ, tuy nhiên trong đa số các trường hợp bệnh nhân bị yếu hoặc liệt vận động kéo dài.
Trường hợp của ông, tai biến mạch não để lại di chứng là tay chân tê cứng, hạn chế vận động đi lại. Kiên trì luyện tập với vật lý trị liệu, tình trạng này có thể hồi phục phần nào. Ở giai đoạn này, điều trị chủ yếu để phòng ngừa đột quỵ tái phát. Cụ thể phải kiểm soát tốt huyết áp (phải hạ huyết áp tâm thu xuống dưới 140 mm Hg và huyết áp tâm trương xuống dưới 90 mmHg nếu người bệnh không có đái tháo đường, huyết áp tâm thu xuống dưới 130 mmHg và huyết áp tâm trương xuống dưới 80 mmHg nếu người bệnh có đái tháo đường), kiểm soát tốt đường huyết (nếu người bệnh có đái tháo đường), kiểm soát tốt cholesterol (nếu người bệnh có tăng cholesterol máu) và người bệnh phải bỏ thuốc lá (nếu đang hút). Các thuốc kháng tiểu cầu uống như aspirin và clopidogrel (biệt dược Plavix) rất hữu ích trong việc phòng ngừa đột quỵ tái phát, vì các thuốc này phòng ngừa thành lập huyết khối xơ vữa động mạch. Nếu huyết áp ổn định với phác đồ điều trị hiện tại, ông có thể tiếp tục tái khám thường xuyên tại BS đang theo dõi cho mình. Điều trị tăng huyết áp và xơ vữa động mạch thường lâu dài, nếu không muốn nói là điều trị suốt đời. Tuyệt đối không nên tự ý ngưng thuốc mà không tham khảo ý kiến BS.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét