Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Người Việt từng có chữ viết riêng trước khi Hán xâm lược?


Ông Xuyền đã từng làm hiệu trưởng trường cấp II đầu tiên của khu công nghiệp Việt Trì. Ngày ấy Việt Trì còn giữ được dáng vẻ nguyên sơ của một vùng đất cổ, kinh đô Văn Lang với những: Lầu Thượng, Lầu Hạ, Kẻ Lư, Thậm Thình, Mã Quàng... Khi học sinh trường đi lao động còn gánh về những Dao, Mác, Trống đồng, minh khí, nhặt được ông đã nghĩ nơi đây là một công trường chế tác đồ đá mới. Từ đó ông bắt đầu công việc tìm lại dấu vết của người Việt cổ.
Thiên cổ Miếu, thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, nơi thờ hai vợ chồng thày giáo Vũ Thê Lang, thời vua Hùng.Sau nhiều năm nghiên cứu các Ngọc phả tại các đền thờ khác nhau rải rác khắp vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, ông đã tìm ra 18 nơi thờ các thầy giáo, học trò từ thời An Dương Vương, Hùng Vương. Từ đó ông đưa ra một giả thiết ban đầu của mình là trước năm 186 công nguyên là năm chữ Hán được đưa vào Việt Nam thì dân tộc ta đã có chữ viết riêng - chữ Việt cổ, chữ viết đó được các thầy giáo thời Hùng Vương sử dụng.
Giả thiết này hoàn toàn khác với điều đa số người Việt hiện nay vẫn cho rằng là trước khi bị Tàu đô hộ, nước Văn Lang (tức nước Việt) không có chữ viết riêng mà chỉ đến khi người Tàu qua xâm chiếm thì người Việt mới bắt đầu dùng chữ Hán để viết.
Qua nghiên cứu các thư viện và tìm đọc các thư tịch trong, ngoài nước của nhiều nhà nghiên cứu tiền bối đã đi sâu vào vấn đề này: Từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: Từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... ông đều gặp may bởi họ đã khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng.

Bản đồ ông Xuyền ghi dấu những đền thờ thầy giáo, học sinh thời vua Hùng đến Hai Bà Trưng.
Sách Tân Lĩnh Nam Chích quái của Vũ Quỳnh (đời Lê, thế kỷ 15) viết đại ý: Thời Lạc Long Quân có người hái củi, bắt được con rùa, lưng rộng khoảng ba thước, trên mai có khắc chữ như con nòng nọc gọi là chữ Khoa Đẩu. Hùng Quốc vương đã cử phái đoàn đem rùa thần đó cống cho vua Nghiêu.
Về việc này, sách Thông Giám Cương Mục do Chu Hy đời Tống viết: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ IV (2352 trước Công nguyên) có Nam Di Việt Thường thị đến chầu, hiến con rùa lớn”.
Sách Thông Chí của Trịnh Tiểu cũng đời Tống nói rõ hơn: “Đời Đào Đường, Nam Di Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa ước được ngàn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng cóchữ Khoa Đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”.
Một lần trên đường đi tìm kiếm ông đã dừng chân bên ngôi miếu nhỏ của một xóm núi, đọc được một bản Ngọc Phả thời Trần Thái Tông với những dòng chữ vang vọng tự hào: "Nghiêu thế, Việt thường Thị Kiến thiên tuế thần quy, Bối hữu khoa dấu".
Như vậy thời Hùng Vương, dân tộc ta đã có chữ viết với tên gọi Khoa Đẩu, đó là điều có thể khẳng định chắc chắn.
Chữ Việt cổ của cha ông
Nhưng thứ chữ đó hình dạng ra sao? Cấu trúc thế nào? Ông luôn sẵn sàng lao vào tìm kiếm dù cho thiếu thốn, bệnh tật và đã có tuổi.
Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15, cuộc đốt phá hết thư khố quốc gia và thư khố của các bộ (sau cuộc tấn công vào đồn Mang Cá) của Pháp năm 1875, liệu có còn sót lại những gì?

Chữ Việt Cổ trên trống đồng Lũng Cú.

Ông đã tìm đến những nơi đồn là có chữ Việt cổ. Nhưng đôi khi thất vọng: Chữ khắc trên viên gạch ở Hoàng thành Thăng Long chỉ là chữ Chăm và những trang sách trên lá buông ở đỉnh Trường Sơn và ở Thư viện Nghệ An chỉ là chữ Lào cổ. Nhưng ông vẫn tin vào sự cất giấu lưu giữ của tổ tiên về chữ Việt cổ (như khi đi tìm dấu vết của các thầy giáo thời trước Hán).
Ông Xuyền đến Sa Pa, trên tảng đá vùng Hầu Thảo, sau khi cạo lớp rêu phủ đã tìm được những chữ giống như chữ cái của Vương Duy Trinh, Hiệp biện Đại học sỹ, Tổng đốc Thanh Hóa. Trong cuốn Thanh Hóa quan phong viết năm 1903, Vương Duy Trinh đã giới thiệu một số chữ lạ sưu tập được, khẳng định đó là chữ Việt cổ từ thời Hùng Vương, và đưa ra nhận xét: “Vì Thập Châu là nơi biên viễn nên dân ta còn lưu giữ thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp bắt bỏ hết để học chữ Trung Quốc”.

Chữ cổ trên bãi đá cổ Sapa.
Giáo sư Hà Văn Tấn đã công bố công trình nghiên cứu “Về một nền văn tự trước Hán và khác Hán”, Giáo sư Lê Trọng Khánh thì khẳng định “Nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa Đẩu thời tiền sử để ghi tiếng dân tộc mình”.
Nhớ tới câu nói của Vương Duy Trinh: "Vì thập Châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thứ chữ ấy", ông hướng tìm tòi lên vùng Tây Bắc, Việt Bắc, vùng khu 4 cũ, rồi lăn lộn lên cả Đông và Tây dãy Trường Sơn để tìm theo dấu vết.
Để đi được dài ngày và đi xa, với số tiền lương hưu ít ỏi, ông đã phải tính đến việc ăn ngủ giản tiện nhất, đó là: một chiếc võng bạt, một bi đông đựng nước, một ít bánh mì sấy khô và dăm gói mì tôm. Thế là ông "cầm cự" được hàng chục ngày để đi đến các vùng sâu vùng xa, quyết tìm cho ra chữ Việt cổ.
Trong các tài liệu sưu tầm được, ông đặc biệt chú ý đến một bộ chữ lạ. Rất tiếc là những trang sách này đã bị nguỵ trang và khoá mã, mặc dù vậy nó đã tồn tại hàng mấy trăm năm mà không ai chú ý tới. Linh cảm mách bảo, ông đã thức nhiều đêm trắng để mày mò giải mã. Kiến thức tổng hợp và vốn ngoại ngữ đã giúp ông rất nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu chữ Việt cổ. Kết quả, ông đã khu biệt được loại ký tự này với các loại văn tự xung quanh, tìm ra được hình dạng, chức năng của từng chữ cái và cách cấu trúc của một loại ký tự mà người ta đã nhầm là chữ Mường, chữ Thái...
Hịch khởi nghĩa của Hai Bà Trưng kêu gọi cả nước khởi nghĩa giành độc lập, mùa xuân năm 40, được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ
Câu thơ được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ
Qua công trình nghiên cứu về ngôn ngữ người Việt cổ HauĐricourt, ông khẳng định được bộ ký tự này có từ trước công nguyên (loại ký tự bắt nguồn từ chữ Khoa đầu tượng hình chuyển sang chữ cái có ghép vần). Căn cứ vào ý kiến của giáo sư Lê Trọng Khanh: "Các dân tộc Bách Việt dùng thứ chữ này".
Khi đã đọc thông viết thạo chữ Việt cổ, ông lại tìm đến các vùng người Thái, người Mường. Loại văn tự này có thể ghi được tiếng Thái, tiếng Mường nhưng không đầy đủ. Ông lại tìm đến các vùng quê Thái Bình, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thanh Nghệ Tĩnh... để lắng nghe những người già phát âm.
Thứ ký tự này đã giúp ông ghi lại đầy đủ giọng nói, âm vực của họ, giúp ông giải thích được tiếng nói khác nhau của từng vùng - gần như nó đã ghi lại nguyên tiếng nói người Việt cổ. Nó đã giúp ông giải thích được nhiều vấn đề còn thắc mắc. Ví dụ: Vì sao trong tờ Le Paria và tờ L'Humanité từ những năm 20 của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Chữ Nguyễn Ái Quốc được viết là Nguyễn ái Quấc. Và trong cuốn sách sổ sáng của Filíp Bỉnh viết ở Bồ Đào Nha năm 1822, chữ huyên được viết là huên, chữ dòng được viết là dào.
So sánh chữ Việt cổ với ngôn ngữ các nước quanh ta
Một số bài thơ được thầy Xuyền viết bằng chữ Việt cổ.
 Cũng như vậy ông có thể chứng minh được một nền văn tự có trước Hán và khác Hán, của giáo sư Hà Văn Tấn qua việc giải thích sự tồn ghi trong cuộc khai quật của bà Cô La Ni ở Lam Giận Hoà Bình năm 1923. Tháng 9/2004, giáo sư Hà Văn Tấn đã mời ông về Hà Nội nghe ông kể lại quá trình đi tìm chữ Việt cổ và khi được ông tặng bản Hịch của Hai Bà Trưng đã chuyển sang chữ Việt cổ, giáo sư đã cảm động nghẹn ngào: "Vấn đề lớn lắm. Chúng ta phải sớm báo cáo lên nhà nước".
Dịp hè năm nay, nghe tin tỉnh Sơn La tìm được hàng nghìn cuốn sách cổ có chữ lạ. Ông cầm vài tờ photo lên, đọc mà nước mắt ràn rụa. Như vậy điều dự đoán của các nhà khoa học trước đây đã được chứng minh: Thứ ký tự đặc biệt để ghi âm tiếng nói của người Việt cổ (thứ chữ dân tộc ta đã có từ thì đại Hùng Vương) đã được các dân tộc sử dụng chung và còn được lưu giữ bảo tồn ở vùng Tây Bắc cho đến ngày nay.
Chữ Việt cổ có liên hệ gì với chữ Quốc Ngữ?!
Những trang viết trong cuốn “song ngữ”
La Tinh- Việt cổ do ông Xuyền biên soạn.
Chữ Quốc ngữ xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ 17. Nhiều cuốn sách cổ được in từ buổi đầu chữ Quốc ngữ xuất hiện, đến nay hầu như không ai đọc được.
Khi đem bộ chữ Việt cổ đã được giải mã thử đọc một số cuốn sách cổ, như cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La” (1651) của Alexandre de Rhodes, hay cuốn “Sách sổ sang” của Philip Bỉnh (Giám mục người Việt, ở Thủ đô Bồ Đào Nha những năm 1790-1820), thầy giáo Xuyền đã rất thú vị khi dễ dàng đọc được những từ khó mà lâu nay nhiều người không đọc cũng không giải thích được.
Chính từ việc này, thầy Xuyền đã đưa ra một giả thuyết: Chữ Quốc ngữ có lẽ không phải là một công trình hoàn toàn mới của Alexandre de Rhodes.
Nhà truyền giáo người Bồ đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ?!
Giả thuyết của thầy Xuyền không phải không có căn cứ. Bởi chữ Quốc ngữ và chữ Việt cổ do ông giải mã có cùng cấu trúc ghép vần tương tự nhau, chỉ khác nhau về hình dạng mà thôi!
Chính trong cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La”, Alexandre de Rhodes đã viết: “Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, nó đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ”. Theo ông Xuyền thì “cách đọc các từ” đó nhiều khả năng là thứ chữ Việt cổ!
Theo LÝ HỌC PHƯƠNG ĐÔNG


Chữ 'Việt cổ' của ông Đỗ Văn Xuyền


Bạn đọc: Trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?”, VTC News ngày 29/1/2013 đã đưa tin: “Chiều 29/1/2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã có buổi ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với các nhà nghiên cứu, những người say mê chữ Việt cổ.
(…)
Ông Xuyền tuyên bố rằng đã giải mã được chữ Việt cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của ông Xuyền.
(…)
Ông muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ Khoa Đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc”. Xin ông An Chi cho biết, ông nghĩ như thế nào về sự kiện và cuốn sách “hoành tráng” này. Xin cảm ơn.
Võ Trọng Thật (Bình Thạnh, TP HCM)
HỌC GIẢ AN CHI (PETROTIMES)
Cuộc hành trình tìm chữ Việt cổ của tác giả Đỗ Văn Xuyền không phải là khoa học. Đây chỉ là chuyện đời xưa thời nay mà thôi. Còn cái ý định của ông Xuyền “muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ khoa đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử” thì quả là cực kỳ lố bịch.
Nói chung, những câu quan trọng của ông Xuyền - mà các phương tiện truyền thông thuật lại - thì đều sai hoặc phản khoa học. Ta hãy trở lại với cái câu của VTC News:
“Ông (Xuyền - AC) muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ khoa đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc”.

Ông đã không hiểu được khái niệm “tiền sử”. Nếu đã có chữ viết thì bước vào thời hữu sử rồi chứ sao lại còn ở thời tiền sử nữa. Dĩ nhiên là khi nhân loại đã bước vào thời hữu sử rồi thì một số dân tộc vẫn chưa có chữ viết nhưng đây lại là một chuyện khác. Ông lại còn theo chân một vài người đi trước mà gọi thứ chữ do mình “phịa” ra là “chữ khoa đẩu”, được giải thích là chữ giống như con nòng nọc. Thực ra bảng chữ Việt cổ do ông Xuyền chế biến chẳng có chữ nào có thể gợi cho ta liên tưởng đến hình con nòng nọc cả.

Ấy là còn chưa nói đến chuyện “khoa đẩu” là tiếng Tàu. “Chữ nòng nọc” là một khái niệm gốc Tàu, được Tàu gọi là “khoa đẩu tự” [蝌蚪字], “khoa đẩu văn” [蝌蚪文], “khoa đẩu thư” [蝌蚪書] hay “khoa đẩu triện”

[蝌蚪篆]. Ở bên Tàu, khái niệm này chỉ xuất hiện từ đời Hán, rồi “thoi thóp” dần từ đời Đường trở đi. Ban đầu, nó xuất hiện để chỉ những lối chữ từ đời Tần trở về trước, rồi cái nội dung nguyên thủy mờ dần, khiến cho về sau dân chúng chỉ còn coi khoa đẩu văn là chữ của thần tiên và cuối cùng là những chữ cổ mà không ai có thể đọc được. Vì cái nghĩa ban đầu đã nói nên chữ viết của các nước như Tề, Lỗ, v.v..., thời Xuân thu - Chiến quốc mới được gọi là “khoa đẩu văn”. Sử Tàu chép đời Tần Thủy Hoàng, thừa tướng Lý Tư lấy chữ đại triện của Tần làm nền tảng, có bổ sung bằng những yếu tố của chữ nòng nọc thông hành ở các nước Tề, Lỗ, v.v…, mà chế ra lối chữ Tần triện [秦篆] , thường gọi là tiểu triện
[小篆]. Sử cũng chép chuyện đời Hán Vũ Đế, Lỗ Cung Vương Lưu Dư cho phá nhà xưa của Khổng Tử để mở rộng cơ ngơi của mình và người ta đã nhân đó mà phát hiện trong vách nhà của cụ Khổng nhiều thẻ tre viết bằng chữ nòng nọc.

Thế là “khoa đẩu văn” (chữ nòng nọc) chẳng những do Tàu đặt ra mà còn chủ yếu dùng để chỉ các lối chữ viết bên Tàu từ đời Tần trở về trước. Nhưng, để chống chế cho cách gọi của mình, người ta còn vận dụng cả câu chuyện có sứ giả Việt Thường sang dâng cho vua Nghiêu bên Tàu một con rùa thần, vuông hơn ba thước, trên mai có khắc chữ khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau. Nhưng đây chỉ là chuyện ghi trong những quyển sách truyền kỳ, như Thuật dị ký [述異記], khoảng cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ VI, hoặc Thái bình quảng ký [太平廣記], thế kỷ X, v.v…, ra đời vào thời gian mà mấy tiếng “khoa đẩu văn” đã có nghĩa là “chữ thần tiên”, “chữ không ai đọc được”, chứ không còn là “chữ nòng nọc” nữa. Huống chi, Tàu đâu có ghi hai chữ “Việt Thường” [越裳]; Triệu Thường [趙裳] mới đúng là tên cái xứ sở mà sách của họ đã ghi. Các nhà làm sách, làm sử của ta thời xưa hoặc đã “gian lận” mà đưa chữ “Việt” [越] vào để “ăn theo”, hoặc chỉ vì “tác đánh tộ, ngộ đánh quá” nên mới đọc “Triệu” [趙] thành “Việt” [越] đó thôi! Vâng, Triệu Thường mới đúng là chữ trong sách Tàu. Dù thế nào mặc lòng, hai tiếng “khoa đẩu” mà đem ra xài ở đây thì dứt khoát không hợp. Ở bên Tàu hiện nay, họ còn đang bàn về chuyện có phải khoa đẩu văn là tiền thân của giáp cốt văn hay không nữa đó. Chữ và khái niệm của Tàu mà; có phải của ta đâu! Vớ cái nhãn hiệu “khoa đẩu” mà dán vào “chữ Việt cổ” của ông Xuyền thì có khác gì bôi tro trát trấu vào mặt nó!

Nhưng dù sao ta cũng cứ nên bình tâm mà xem “chữ khoa đẩu” của ông Xuyền nó như thế nào. Đó không phải gì khác hơn là một biến thể của loại hình văn tự Thái - Lào, mà xuất phát điểm là chữ Thái (Xiêm) ở Thái Lan. Bảng chữ Việt cổ của ông rất gần - nếu không phải là sao chép - với bộ chữ cái của người Thái Đen (hoặc của người Thái Trắng, thì cũng đại đồng tiểu dị). Xin xem “Bảng so sánh chữ Việt cổ và chữ Thái Đen”.

Trong bảng này, ở trên là phần trích từ bảng mà ông Xuyền cho là chữ Việt cổ (VC) còn phần dưới là bảng chữ cái ghi phụ âm của tiếng Thái Đen (TĐ), mỗi phụ âm có hai chữ cái (một chữ để thể hiện thanh thấp, còn chữ kia thể hiện thanh cao) in theo hàng dọc, bên dưới có chú âm trong ngoặc vuông. Nhìn vào hai phần, ta thấy chữ B của VC y chang chữ [b], hàng trên của TĐ; chữ N của VC y chang chữ [n] hàng trên của TĐ; chữ NH của VC y chang chữ [ʃ/ɲ] hàng trên của TĐ; chữ M của VC y chang chữ [m] hàng trên của TĐ; chữ PH của VC y chang chữ [f] hàng dưới của TĐ; chữ T của VC y chang chữ [t] hàng trên của TĐ; chữ TH của VC y chang chữ [ť] của TĐ; v.v...; chưa kể những biến thể không khó khăn gì để có thể nhận ra. Chữ của người Thái Trắng cũng đại đồng tiểu dị với chữ của người Thái Đen và cũng từng được Georges Minot giới thiệu cách đây hơn 70 năm trong quyển Dictionnaire tẵy blanc - francais (BEFEO, t. XL, 1940, fasc.1).

Từ sự so sánh trên đây, ta có thể nghĩ rằng ông Xuyền đã lấy bảng chữ cái của người Thái Đen (hoặc Thái Trắng) mà “chế biến” thành “chữ Việt cổ” của ông sao cho thích hợp với đặc điểm của tiếng Việt. Việc này chẳng khó khăn gì vì tiếng Thái và tiếng Việt có nhiều âm tố giống nhau. Chính vì nó đã được chế biến như thế nên ông mới bạo mồm bạo miệng nói rằng bộ ký tự của ông có thể chép đầy đủ thơ Trần Nhân Tông, thơ Nguyễn Du, thậm chí là cả... thơ Nguyễn Bính nữa. Dĩ nhiên! Nhưng đâu có ai cần ông Xuyền làm chuyện ngược đời như thế. Cái người ta cần là chính ông phải tìm cho ra thật nhiều văn bản xưa viết bằng thứ chữ Việt cổ của ông (!) để ông còn đọc lên cho bàn dân thiên hạ nghe kia! Nhưng làm sao ông Xuyền có thể tìm được! Thế mà ông còn liều lĩnh nói:
“Hiện tại khu vực Tây Bắc còn hàng ngàn văn bản sử dụng bộ ký tự này và được lưu trữ trong dân gian. (Thể thao & Văn hóa, 31/1/2013).
Lời nói này chứng tỏ là ông chỉ nói càn. Cái mà ông gọi là “bộ ký tự này” trong hàng ngàn văn bản đó thực chất là bảng chữ cái của người Thái Đen (hoặc Thái Trắng) chứ đâu có phải là cái bảng chữ Việt cổ do ông chế biến. Chuyện này thì các nhà Thái học của Việt Nam đã rõ như lòng bàn tay. Theo Vietnam+ ngày 7/5/2013 trong bài “Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc thiểu số tại Sơn La”, bà Vũ Thùy Linh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sơn La, cho biết:
“Tại kho Bảo tàng Sơn La có bộ sưu tập chữ Thái cổ, chữ Dao cổ với hơn 1.000 cuốn thuộc các thể loại: sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian, sưu tập bộ trống đồng và đồ đồng cổ có giá trị phục vụ nghiên cứu khoa học”.
Hẳn hoi là chữ Thái cổ, chữ Dao cổ. Thế mà ông Xuyền vẫn huênh hoang với nhà báo rằng “các cuốn sách chữ Việt cổ hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Sơn La”. Và còn bậy bạ đến mức nói như trong mơ, rằng “từ thời Hùng Vương người Việt ta đã có chữ viết, được thể hiện trên Bản đồ giáo dục thời Hùng Vương, danh sách các thầy cô giáo thời Hùng Vương”, như Thái Phong đã ghi lại trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?” (VTC News, 29/1/2013). Ông Xuyền còn hù doạ:
“Để khai thác được kho dữ liệu này cần tới công sức của hàng trăm nhà nghiên cứu trong thời gian tới”. (Thể thao & Văn hóa, 31/1/2013).
Xin thưa với ông rằng, chẳng cần đến hàng trăm nhà nghiên cứu, người ta cũng đã bắt đầu khai thác những văn bản đó cách đây ít nhất là 40 năm rồi. Có điều là người ta đã không thể đọc nó bằng tiếng Việt như ông đã hoang tưởng, mà bằng tiếng Thái rồi mới dịch sang tiếng Việt cho người Kinh tìm hiểu hoặc thưởng thức, chẳng hạn: Truyện kể bản mường (Quám tô mương), Lai lịch dòng họ Hà Công, Lệ mường, Luật mường, Tục lệ người Thái Đen ở Thuận Châu (Sơn La). 5 tác phẩm hoặc tư liệu này đã được in chung trong quyển Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái (NXB KHXH, Hà Nội, 1977). Hai tác phẩm Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu) và Piết mương, cũng đã được in rồi nhiều văn bản, tư liệu khác cũng đã được giới thiệu.
Phải nói thẳng ra rằng, ông Xuyền rất lơ mơ lờ mờ về nhiều khái niệm ngữ học sơ đẳng. Sau đây là ý kiến của ông mà Thái Phong đã ghi lại trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?” trên VTC News ngày 29/1/2013:
“Theo công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Haudricourt (…): Trước Công nguyên, người Việt nói không dấu, do không có dấu nên bộ chữ khoa đẩu phải dùng tới hai loại phụ âm: phụ âm cao và thấp để thể hiện các từ khác nhau”.
Công trình chính của A.-G. Haudricourt về thanh điệu của tiếng Việt là bài “De l’origine des tons en vietnamien [1954]” (Về nguồn gốc của thanh điệu trong tiếng Việt [1954]), tại đây tác giả đã đoán định rằng, cho đến những thế kỷ đầu Công nguyên thì tiếng Việt cũng chưa có thanh điệu (ông Xuyền gọi là “nói không dấu”); đến thế kỷ VI thì xuất hiện ba thanh rồi từ thế kỷ XII trở đi nó mới có sáu thanh như ngày nay. Nhưng cái sai hết sức ngô nghê của ông Xuyền là ở chỗ ông đã dùng một cách diễn dạt chung (“nói không dấu” hoặc “không có dấu”) để chỉ hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau. “Người Việt nói không dấu” có nghĩa là tiếng Việt không có thanh điệu còn “bộ chữ khoa đẩu không có dấu” thì lại có nghĩa là nó không có những ký hiệu (trên chữ viết) để ghi thanh điệu (nên phải dùng tới hai loại phụ âm: thấp và cao) nhưng bản thân cái ngôn ngữ mà nó ghi chép thì lại có thanh điệu. Cách diễn đạt của ông Xuyền tự nó đã cho thấy ông hoàn toàn không biết phân biệt khái niệm “thanh điệu” là hiện tượng ngữ âm với khái niệm “ký hiệu ghi thanh điệu” là hiện tượng văn tự. Thế mà ông còn nói nhảm để cho nhà báo Phạm Ngọc Dương ghi lại và tường thuật như sau:
“Ông (Xuyền - AC) đã vô cùng ngạc nhiên khi đọc được một tài liệu cổ, mà nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes đã viết: “Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, anh ta đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ” (…). Ông Xuyền tin rằng, thứ chữ mà người thanh niên đó dạy nhà truyền giáo Bồ Đào Nha là chữ Việt cổ! Điều đó có nghĩa, những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt và có công Latin hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ” (“Người đọc thông viết thạo chữ Việt cổ”, VTC News, 16/4/2011).
Ông Xuyền khéo kể chuyện hoang đường. Cậu thiếu niên người Đại Việt chỉ dạy nói, dạy tiếng cho A. de Rhodes chứ làm gì có dạy cho ông ta “bộ chữ cổ của người Việt”, một bộ chữ ma. “Tài liệu cổ” mà ông Xuyền khoe là mình đã đọc được chính là một tình tiết trong quyển Voyages et Missions, in tại Paris năm 1653. Quyển này đã được Hồng Nhuệ dịch sang tiếng Việt dưới nhan đề Hành trình và Truyền giáo do Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP HCM ấn hành năm 1994. Còn ông Xuyền đã đọc được ở đâu thì chúng tôi không biết. Nhưng A. de Rhodes chỉ kể như sau:
“Người giúp tôi đắc lực là một cậu bé người xứ này. Trong ba tuần lễ đã dạy tôi các dấu khác nhau và cách đọc hết các tiếng. Cậu không hiểu tiếng tôi mà tôi thì chưa biết tiếng cậu, thế nhưng cậu có trí thông minh biết những điều tôi muốn nói. Và thực thế, cũng trong ba tuần lễ, cậu học các chữ của chúng ta, học viết và học giúp lễ nữa” (Sđd, Hồng Nhuệ dịch, tr.56).
Vậy chính cậu bé mới là người học chữ Tây chứ không phải dạy chữ ta cho A. de Rhodes (Chữ “nòng nọc” ở đâu mà dạy, ngoài chữ Nôm?). Nhưng theo ghi nhận của Phạm Ngọc Dương trong bài đã dẫn, ông Xuyền còn đi xa hơn:
“Điều ngạc nhiên mà ông Xuyền nhận thấy, đó là nhiều ký tự mà các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha sử dụng trong những buổi đầu tương đối giống với chữ Việt cổ. Càng về sau này, qua cả trăm lần cải tiến, thay đổi, những chữ tương đối giống chữ Việt cổ đã dần biến mất và mất hẳn bóng dáng trong các văn bản Quốc ngữ ngày nay”.
Chữ Việt cổ của ông Xuyền là một thứ chữ ma, có ông cố đạo nào biết đến hoặc nhìn thấy! Nói bừa như ông Xuyền thì có khác gì chửi vào mặt các nhà nghiên cứu chân chính. Nhưng nhảm nhí nhất là chuyên sau đây cũng do Phạm Ngọc Dương ghi trong bài trên:
“Sau 50 năm nghiên cứu chữ Việt cổ, thời đại Hùng Vương, ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giờ đã đọc thông, viết thạo chữ Việt cổ. Ông có thể nói luôn cả tiếng của người Việt cổ xưa. Ông Xuyền nói vui rằng, nếu có phép thần thông quảng đại, hoặc cỗ máy vượt thời gian, đưa ông về thời Đông Sơn, ông có thể dễ dàng giao tiếp với người Việt thời kỳ đó”.
Ngôn ngữ bình dân gọi đó là bốc phét. Ít nhất ông Xuyền cũng phải có một số văn bản, ít nữa là một vài, tối thiểu cũng là một, được các nhà khoa học, trước nhất là các nhà khảo cổ học và các nhà sử học xác nhận về tuổi thọ của nó; (những) tài liệu này phải được viết bằng thứ chữ giống y như những chữ trong cái bảng mà ông đã đưa ra. Đó là điều kiện tiên quyết. Đằng này, một tờ giấy lận lưng đúng theo điều kiện đó ông cũng không có… Ông chỉ có bảng chữ “Việt cổ” mà ông đã chế biến trong 50 năm từ những tư liệu bằng chữ Thái! Ấy thế nhưng ông Xuyền lại có nhiều “học trò”. Xin hãy nghe Phạm Ngọc Dương tường thuật và phát biểu cảm tưởng:
“Tôi nhớ mãi cái buổi tại Trung tâm Văn hóa người cao tuổi ở phố Đặng Văn Ngữ (Đống Đa, Hà Nội), vào cuối năm 2007, ông giáo già người Phú Thọ (ông Xuyền - AC), đã thuyết trình cả buổi trước 40 nhà khoa học, toàn các giáo sư, tiến sĩ, các nhà sử học, ngôn ngữ học, văn học nước nhà. Lúc thì trên máy chiếu, lúc trên bảng đen, ông như thầy giáo của thời xưa cũ, và các nhà khoa học lớn của nước nhà, như những học trò, ngồi nghe ông thuyết giảng về một loại ký tự lạ. Loại ký tự lạ ấy không phải của người ngoài hành tinh, mà chính là của tổ tiên chúng ta!” (“Người 50 năm giải mã chữ của tổ tiên người Việt”, VTC News, 12/4/2011).
Nhà báo Phạm Ngọc Dương đã lên đồng như thế còn chúng tôi thì nghĩ rằng cử tọa của ông Xuyền chỉ giữ thái độ lịch sự cần thiết trong khi ông thuyết trình mà thôi. Chứ nếu họ thực sự là những người học trò ngoan của ông thì - chúng tôi băn khoăn - không biết rồi đây học thuật của nước nhà sẽ đi về đâu!
A.C

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Loại bệnh trẻ em không cần chữa

TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA BÁC SĨ  CŨNG CÓ NHIỀU HẠNG !


Không ít phụ huynh đưa con đi chữa u máu khắp nơi, sau mới ngã ngửa khi biết bệnh này sẽ mất dần mà không cần can thiệp. Nếu chữa trị không đúng còn để lại hậu quả xấu.

8 LỢI ÍCH SỨC KHỎE KHÔNG NGỜ CỦA TRÁI MÍT



Mít là loại trái cây đặc biệt tốt cho sức khỏe. Mít giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh ung thư, duy trì vẻ đẹp cho làn da,…Hãy khám phá 8 lợi ích sức khỏe từ quả mít.
 
Mít rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, mà chúng rất có lợi cho sức khỏe con người.
Sau đây là 8 lợi ích sức khỏe bạn không ngờ đến từ trái mít:

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời. Vitamin C là loại chất giúp cơ thể chống hiện tượng nhiễm virus và nhiễm khuẩn. Vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng. Một chén nước ép từ mít có thể cung cấp cho cơ thể một số lượng lớn chất oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể.

2. Chống lại bệnh ung thư

Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa. Những loại chất dinh dưỡng thực vật có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, nguyên nhân dẫn ra các căn bệnh liên quan đến thoái hóa.

3. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động đúng chức năng

Mít cũng chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng).

4. Duy trì sức khỏe cho đôi mắt và làn da

Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da. Mít có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.

5. Bổ sung năng lượng

Mít được coi như là một trái cây năng lượng do sự hiện diện của các loại đường như fructose và sucrose, những loại đường này giúp bạn bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức. Mặc dù, mít là loại trái cây giàu năng lượng nhưng nó lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol. Vì vậy, nó là loại trái cây tuyệt vời để thưởng thức.

6. Phương thuốc để trị chứng cao huyết áp

Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

7. Giúp xương chắc khỏe
Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương.

8. Ngăn ngừa thiếu máu

Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng thì mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.
                                                                                          
sưu tầm

Người chồng bất hạnh



Vợ có em bé, chồng sung sướng lấy điện thoại của vợ nhắn tin cho tất cả mọi người trong danh bạ: "Tôi có em bé!".
>Ảnh hài hước trong tuầnKẹo cao su đặc biệtNhững bài văn bất hủ của học trò (Phần 27)

Các tin nhắn trả về:
- Mẹ vợ: "Sao bảo nó không thể? Con lại đi lại với thằng đấy đấy à?"
- Anh rể: "Không thể thế được, em tính xử lý sao đây?"
- Giám đốc: "Tôi sẽ chuyển khoản cho cô 50 triệu ngay, cô nghỉ ngơi một thời gian đi."
- Khách hàng: "Đừng giở trò hù họa tôi kiểu đấy. Cô cần, ngày mai tôi sẽ kí cho cô cái hợp đồng đó."
- Một số lạ: "Hôm đó còn có cả thằng đấy, cô không tính đổ hết cho tôi đấy chứ?"
Chồng lăn ra bất tỉnh.
Khoai Sưu tầm

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Người Tăng Huyết Áp Có Nên Kiêng Ăn Trứng?



Ngày: 30-09-2010
Người Tăng Huyết Áp Có Nên Kiêng Ăn Trứng?Rất nhiều người nghĩ rằng người bị tăng huyết áp thì cần kiêng ăn trứng nhưng thực tế không phải như vậy. Những kết quả nghiên cứu của Hội Y khoa Mỹ đã cho thấy nếu người bình thường ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày sẽ không nguy hại gì cho sức khỏe.
Theo Tiến sĩ Meis Stempfe thuộc Trường đại học Harvard của Mỹ đã kết luận rằng: “Trứng chính là một quà tặng của tự nhiên dành cho con người”. Chúng ta hãy tìm hiểu về thành phần của trứng để yên tâm hơn khi sử dụng nó làm thực phẩm.
Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hormon. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp, cân đối.
Chất đạm của trứng là nguồn rất tốt các axit amin cần thiết có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ. Trứng có nguồn chất béo rất quý đó là lecithin. Lecithin thường có rất ít ở các thực phẩm khác, nó tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy lecithin có tác dụng điều hòa lượng choletsterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể. Trứng cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng trứng cũng có tương quan thuận lợi giữa lecithin và cholesterol do vậy lecithin sẽ phát huy vai trò điều hòa cholesterol ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Trứng cũng là nguồn cholin quý mà ít thực phẩm nào sánh bằng, chất cholin sẽ được gan chuyển thành axetylcholin là chất dẫn truyền thần kinh giúp làm tăng trí nhớ. Nếu ăn nhiều trứng sẽ làm tăng cholesterol máu nhưng mức tăng thực ra là rất nhỏ mà chính chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều ở thịt, mỡ và phủ tạng động vật… mới làm cho cholesterol tăng lên nhiều. Trứng cũng là nguồn vitamin và chất khoáng rất tốt, các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iốt… tập trung hầu hết trong lòng đỏ. Lòng đỏ có cả các vitamin tan trong nước (B1,B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K). Trong lòng trắng chỉ có 1 ít vitamin tan trong nước (B2,B6). Cả trong lòng đỏ và lòng trắng có chất biotin. Biotin là vitamin B8 – là vitamin tham gia vào chu trình sản xuất ra năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong lòng trắng trứng tươi chất biotin kết hợp với 1 protein là avidin làm mất hoạt tính của biotin, tạo phức hợp biotin-avidin rất bền vững và không chịu tác dụng của men tiêu hóa. Khi nấu chín avidin sẽ được giải phóng khỏi phức hợp biotin-avidin. Khi ăn trứng sống có biểu hiện ngộ độc chính là tình trạng thiếu biotin với các dấu hiệu: chán ăn, nôn mửa, viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm móng và quanh móng…
Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hóa khác nhau. Lòng đỏ do độ nhũ tương và phân tán đều các thành phần dinh dưỡng nên ăn sống hoặc chín đều rất dễ đồng hóa, hấp thu. Các phương pháp nấu nướng thông thường (trừ quá kỹ) không làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
Lòng trắng trứng khó tiêu và đồng hóa kém là do trong lòng trắng còn có men antitrypsin, ức chế các men tiêu hóa của tụy và ruột, khi đun nóng 80oC men này sẽ bị phá hủy. Do vậy cần nấu chín kỹ phần lòng trắng mới được ăn. Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỷ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Với trẻ nhỏ từ 5-6 tháng, 1 tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần 1/2 lòng đỏ trứng gà dưới dạng nấu bột hay nấu cháo. Với trẻ trên 7 tháng mỗi ngày có thể ăn 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt hoặc 4 quả trứng chim cút. Với người lớn 1 tuần có thể ăn 3-4 lần trứng. Với người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ đã khẳng định, ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu mà trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên với những người có huyết áp cao và mỡ cao trong máu chỉ nên ăn 2-3 lần trứng trong 1 tuần.
Mai Trang

CẨN THẬN KHI DÙNG THUỐC HẠ HUYẾT ÁP


Những lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc hạ huyết áp

Ngày: 29-12-2010
Sử dụng thuốc hạ huyết áp được áp dụng cho những người bệnh có huyết áp thường xuyên trên 140/90 mmHg khi đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc: tập luyện, điều chỉnh chế độ ăn uống… không hiệu quả.

Những loại rau tác dụng hạ huyết áp



Ngày: 05-06-2011
Huyết áp được cho là cao khi vượt qua ngưỡng 140/90mmHg. Huyết áp có thể tạm thời tăng khi có những xúc động mạnh, căng thẳng, lo âu, sợ hãi; khi dùng chất kích thích như rượu, càphê…
Các nghiên cứu y học cho thấy việc khống chế và điều trị bệnh tăng huyết áp cần bắt đầu bằng các biện pháp điều tiết hệ thần kinh trung ương, cải thiện trao đổi tuần hoàn, phòng và giảm xơ cứng động mạch, giảm mỡ máu. Trong quá trình đó chữa bệnh bằng thực phẩm thường có hiệu quả tương đối rõ rệt.

Dưới đây là những loại rau có tác dụng phòng, trị bệnh huyết áp.

Những loại rau tác dụng hạ huyết áp
Rau rút: tính hàn, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc. Rau rút rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Y học đã chứng minh rằng chất polysacarid trong rau rút có tác dụng hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm… Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
Rau diếp: tính mát, vị đắng có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh mạch, lợi tiểu… Tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong thành phần của rau diếp, lượng kali cao gấp 27 lần lượng natri, tỷ lệ này rất có lợi cho sự cân bằng nước trong cơ thể và sự đào thải cặn bã, tăng cường bài tiết nước tiểu, giúp cải thiện tính năng co bóp của người tăng huyết áp. Rau diếp thường dùng ăn sống nên phải chú ý gieo cấy sạch và rửa sạch trước khi ăn để tránh bị tiêu chảy.
Những loại rau tác dụng hạ huyết áp
Rau cần tây: tính mát vị ngọt đắng có tác dụng tỉnh não kiện thần. Cần tây thích hợp với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, đau đầu… Rau cần tây có nhiều vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh. Có thể dùng nước ép rau cần tây hoặc nấu nước uống hằng ngày rất tốt. Rau cần còn chứa nhiều chất khoáng, chất xơ có tác dụng trấn tĩnh bảo vệ mạch máu, tăng cường phát triển xương, chống thiếu máu thiếu sắt.
Rau cải thìa: tính mát, vị ngọt, có tác dụng tán hàn tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc… Cải thìa có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các bệnh tăng huyết áp, hở van tim, viêm thận, chảy máu lợi, hoại huyết và bệnh về huyết quản não.
Mộc nhĩ đen (thường gọi mộc nhĩ): tính mát, vị ngọt, có công năng bổ khí ích trí bồi bổ dưỡng sinh, bổ huyết hoạt huyết… Mộc nhĩ thích hợp cho các bệnh tăng huyết áp, băng huyết, thiếu máu, đau răng, mất ngủ, viêm amidan. Mộc nhĩ chứa nhiều kali nên rất thích hợp cho người bệnh tăng huyết áp. Trong mộc nhĩ chứa chất axít tác dụng hạ cholesterol trong máu. Chất keo trong mộc nhĩ có tính kết dính mạnh, có tác dụng kết hút các chất cặn thừa trong cơ thể, bài thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Glucoxit purin trong mộc nhĩ làm giảm khả năng tắc mạch máu não do tăng huyết áp gây nên.
Nấm hương: tính mát, vị ngọt có tác dụng kiện tỳ ích vị, giảm mỡ, giảm huyết áp. Nấm hương rất tốt cho các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, thừa mỡ trong máu… Nấm hương chứa nhiều kali, ít natri và chứa chất có tác dụng khống chế lượng cholesterol trong máu và trong gan, ngăn chặn quá trình xơ cứng động mạch. Nấm hương là thực phẩm trị liệu thích hợp với các chứng bệnh như: xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường do thừa cholesterol gây nên.
Cà chua: tính mát, vị chua có tác dụng tốt với các bệnh tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt… Chất xeton trong cà chua có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu. Hàm lượng vitamin C trong cà chua không cao nhưng khó phá hủy, giúp làm mềm huyết quản nên có tác dụng chống xơ cứng động mạch và chống ung thư.
Cà tím: tính hàn lạnh, vị ngọt tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc… Cà tím hàm chứa nhiều vitamin E và P giúp nâng cao sức đề kháng của vi mạch huyết quản, chống xuất huyết. Các chất kiềm trong cà tím giúp giảm bớt lượng cholesterol trong máu, có tác dụng phòng chống bệnh về van tim rất tốt. Vì vậy cà tím là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch não, mạch vành…
Nguồn suckhoedoisong

Rau cần ta có tác dụng chữa huyết áp cao



Ngày: 27-07-2011
Cây thảo sống dai, nhẵn, mọc nằm hay mọc nổi rồi đứng lên, có rễ dạng sợi, thân rỗng, có đốt và khía dọc, dài 0,3-1m. Lá có hình dạng rất thay đổi, có cuống, nhưng các lá gốc và lá ngọn lại giống nhau, chia thuỳ hình lông chim 1-2 lần với các phiến hình mác hơi có dạng trái xoan hay hình thoi có chóp nhọn và mép nhăn nheo. Cụm hoa gồm những tán kép đối diện với lá, có 5-15 nhánh mang các tán con; mỗi tán còn lại chia 10-20 nhánh gần bằng nhau mang những hoa màu trắng. Quả hình trụ thuôn, có 5 cạnh lồi.
Rau cần ta có tác dụng chữa huyết áp cao
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Oenanthis Javanicae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang dại nơi ẩm mát và cũng thường được trồng làm rau ăn. Khi dùng làm thuốc, thu hái toàn cây, thường dùng tươi.
Thành phần hóa học: Hạt chứa tinh dầu có phellandren và các acid béo.
Tính vị, tác dụng: rau cần có vị ngọt, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm đau, cầm máu. Quả có tác dụng chống đầy hơi, chống nôn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa cao huyết áp, viêm nhiễm đường tiết niệu, đòn ngã tổn thương, gãy xương, rong kinh và bạch đới. Ở Thái Lan, quả được dùng làm thuốc trị ho. Ngày dùng 16-20g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài tuỳ lượng giã tươi đắp.
Đơn thuốc:
  1. Trẻ em thổ tả; dùng Rau cần 40g, thái nhỏ, sắc nước cho uống.
  2. Đái ra máu, đái buốt, dùng toàn cây Rau cần giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.
Theo thaythuoccuaban

Quả dứa có tác dụng chữa cao huyết áp



Ngày: 12-01-2011
Phù thũng do viêm thận, viêm khí quản, cao huyết áp…, những bệnh này đều có thể được cải thiện nhờ quả dứa.
Quả dứa có tác dụng chữa cao huyết ápQuả dứa có tác dụng chữa cao huyết áp
Chữa cao huyết áp, phù thũng: Dứa gọt vỏ vắt lấy nước, mỗi lần uống 30 ml với nước sôi để nguội, ngày 2 – 3 lần.
Chú ý: Dứa dễ gây phản ứng cho một số người quá mẫn cảm. Để tránh xảy ra ngộ độc dứa, trước khi ăn cần gọt sạch, cắt miếng, ngâm vào nước muối nồng độ 1%, sau 20 phút mới ăn, tuyệt đối không ăn quá nhiều dứa khi đói.
Những người viêm loét đường tiêu hoá, người mắc bệnh gan hoặc thận nặng, chức năng đông máu kém không nên ăn dứa
Theo caohuyetap.com

Quả táo mèo có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp



Ngày: 12-01-2011
Táo mèo trong Đông y có tên là sơn tra, có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn mạch ngoại vi. Mặt khác, nó còn giúp hạ mỡ máu, chống huyết khối, làm giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim, phòng chống tích cực các biến chứng do cao huyết áp gây ra.
Quả táo mèo có tác dụng chữa bệnh cao huyết ápQuả táo mèo có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp
Một số bài thuốc dùng táo mèo chữa bệnh cao huyết áp:
Bài 1: Sơn tra 15g, hà diệp (lá sen) 20 g. Hai thứ tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thanh dẫn thông trệ, làm giãn mạch máu, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp và béo phì có kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Bài 2: Sơn tra 10 g, cúc hoa 10 g, lá trà tươi 10 g, ba thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Thanh nhiệt trừ đàm, bình can tiềm dương, dùng cho người bị cao huyết áp, bệnh lý mạch vành và rối loạn lipid máu.
Bài 3: Sơn tra 24 g, cúc hoa 15 g, kim ngân hoa 15 g, tang diệp (lá dâu) 12 g. Tất cả sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Công dụng: Thanh can nhiệt, hóa ứ tích, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp thuộc thể can nhiệt ứ trở biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, dễ cáu giận, miệng khô họng khát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ
Bài 4: Sơn tra 50 g, gạo tẻ 50 g, đường phèn vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt, thái phiến, đem nấu với gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Khứ ứ huyết, tiêu thực tích, dùng cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu.
Bài 5: Sơn tra sao đen 12 g, thảo quyết minh 12 g, hoa cúc trắng 9 g. Ba thứ sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Công dụng: Sơ phong, tán nhiệt, bình can, giáng áp, nhuận tràng thông tiện, dùng rất tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo táo bón kéo dài.
Bài 6: Sơn tra 9-15 g, hoàng kỳ 30-60 g, cát căn 15-30 g, tang ký sinh 15-30 g, đan sâm 20-40 g. Tất cả đem sắc 2 lần, mỗi lần 30 phút, sau đó cô lại còn khoảng 300-400 ml, chia uống vài lần trong ngày.
Công dụng: Bổ khí hoạt huyết, ích tâm kiện não, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo rối loạn tuần hoàn não. Nó cũng cải thiện rối loạn nhịp tim thuộc thể khí hư huyết ứ, biểu hiện bằng các triệu chứng như: Tinh thần mệt mỏi, hay có cảm giác khó thở, ngại hoạt động, kém ăn, hay hoa mắt chóng mặt, dễ vã mồ hôi, đau tức hoặc đau nhói vùng ngực sườn, mạch có lúc không đều, đại tiện nát, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc thống kinh.
Bài 7: Sơn tra 16 g, sinh đỗ trọng 16 g, thảo quyết minh 16 g, tiên ngọc mễ tu (râu ngô tươi) 62 g, hoàng bá 6 g, sinh đại hoàng 3 g. Tất cả đem sắc với 6 bát nước, cô lại còn 3 bát, chia uống vài lần trong ngày.
Công dụng: Bổ can thận, thanh can nhiệt, giáng áp, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp, béo phì.
Bài 8: Hải đới 30 g, sơn tra 30 g, mã thầy 10 củ, chanh 3 quả. Hải đới rửa sạch, cắt ngắn; sơn tra bỏ hạt, thái miếng; mã thầy bóc vỏ, thái vụn; chanh cắt lát. Tất cả đem sắc kỹ, chia uống vài lần trong ngày.
Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, cường tim lợi thủy, giáng áp, dùng tốt cho người bị cao huyết áp.
Bài 9: Sơn tra 30 g, táo tây 30 g, rau cần tây 3 cây, đường phèn vừa đủ. Sơn tra và táo bỏ hạt, thái miếng; rau cần rửa sạch, cắt đoạn. Tất cả cho vào bát to, đổ thêm 300 ml nước rồi đem hấp cách thủy, sau chừng 30 phút là được, cho thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
Công dụng: Hoạt huyết, giáng áp, dùng cho người bị cao huyết áp và rối loạn lipid máu.
Bài 10: Sơn tra 150 g, đậu xanh 150 g, đường phèn vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt, thái miếng; đậu xanh rửa sạch, ngâm trong nước 30 phút. Hai thứ đem sắc kỹ, cho thêm đường phèn, chia uống hai lần trong ngày.
Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt giáng áp, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp có các biểu hiện nhiệt chứng.
Bài 11: Sinh địa 200 g, sơn tra 500 g, đường trắng 100 g. Sinh địa rửa sạch, thái lát; sơn tra bỏ hạt, thái phiến. Hai thứ đem sắc trước cho thật nhừ, cho thêm đường rồi đánh nhuyễn thành dạng cao lỏng, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh.
Công dụng: Dưỡng âm lương huyết, hoạt huyết giáng áp và làm mềm mạch máu, dùng cho người bị cao huyết áp thuộc thể âm hư, biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, lòng bàn tay, bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ
Bài 12: Sơn tra 30 g, quyết minh tử 30 g, lá sen tươi nửa lá, đại táo 4 quả, thịt lợn nạc 250 g, gia vị vừa đủ. Sơn tra bỏ hạt, thái phiến; quyết minh tử rửa sạch; đại táo bỏ hạt; lá sen rửa sạch thái nhỏ; thịt lợn rửa sạch thái miếng. Tất cả cho vào nồi hầm nhừ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần.
Công dụng: Thanh can tiết nhiệt, làm giãn mạch máu và giáng áp, dùng cho người bị cao huyết áp thuộc thể Can dương thượng xung, biểu hiện: mặt đỏ, mắt đỏ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tính tình nóng nảy, ngực sườn đầy tức, đại tiện táo, có thể hay chảy máu cam.
Theo Sức khoẻ đời sống