CƯỚI VỢ CHO HÀ BÁ
Thời Ngụy Văn Hầu, Tây Môn Báo làm huyện lệnh ở ấp Nghiệp. Báo đến ấp Nghiệp gặp các trưởng lão hỏi dân tình khổ sở vì điều gì? Các vị trưởng lão nói:
Báo hỏi tại sao, họ đáp:
- Quan tam lão và những người thuộc lại mỗi năm thu thuế trăm họ được mấy trăm
vạn, lấy ra hai ba mươi vạn để cưới vợ cho Hà Bá. Còn bao nhiêu thì giao cho
ông đồng bà cốt chia nhau mang về. Đến lúc ấy, bọn bà cốt đi thấy nhà nào có
con gái dẹp thì nói nên gả cho Hà Bá và đem đồ sính lễ đến cưới. Họ tắm rửa cho
cô ta xong, lấy the lụa mặc cho cô ta, cho ở một mình, ăn chay, dựng nhà trai
cung ở trên bờ sông Hoàng Hà, bày cờ đỏ màn the, cho người con gái sống ở trong
cung. Cô ta có đủ thịt bò, rượu, cơm. Làm như thế hơn mười ngày. Sau đó lại
đánh phấn tô điểm cho cô ta, chuẩn bị giường chiếu như cô dâu thật, để cô gái
trên giường cho trôi ở trên sông Hoàng Hà. Lúc đầu còn trôi ở trên mặt nước, đi
đến mấy dặm rồi mới chìm. Nhà nào có con gái đẹp cũng rất sợ ông đồng bà cốt
bắt gả cho Hà Bá. Cho nên nhiều người mang con gái trốn đi nơi xa. Vì thế trong
thành vắng tanh không người, lại càng đói kém. Tục này đã có từ lâu. Dân gian
có câu tục ngữ tương truyền: “Nếu không lấy vợ cho Hà Bá thì nước dâng lên chết
hết dân”.
Tây Môn Báo nói:
- Khi nào Hà Bá lấy vợ, xin cụ tam lão, các ông đồng bà cốt, các phụ lão tiễn
người con gái trên sông Hoàng Hà đến nói với tôi; tôi cũng muốn tiễn cô ta.
Đến hôm ấy, Tây Môn Báo đến họp trên sông Hoàng Hà. Cụ tam lão, các thuộc lại,
những người tai mắt, các bô lão trong làng nhân dân đến xem hai ba nghìn người.
Bà cốt là nhột bà già, tuổi dã bảy mươi. Bọn con gái làm đệ tử theo bà đến mười
người. Tất cả đều mặc áo the mỏng đứng đằng sau bà cốt chính.
Tây Môn Báo nói:
- Gọi người vợ Hà Bá đến dây xem xấu đẹp thế nào?
Người ta liền dẫn người con gái ở trong màn ra trước mặt Báo. Báo nhìn người ấy,
đoạn quay lại bảo tam lão, ông đồng bà cốt:
- Người con gái này không đẹp. Phiền bà cốt xuống sông báo với Hà Bá khi nào
tìm được người đẹp để thay sẽ đưa dâu.
Liền sai thuộc hạ và quân lính ôm bà cốt già ném xuống sông Hoàng Hà. Một lát
sau, Báo lại nói:
- Bà cốt già sao đi lâu thế? Các đệ tử phải giục bà ấy đi!
Lại sai ném một người đệ tử xuống sông.
Một lúc sau, Báo lại nói:
- Đệ tử sao lâu về thế? Phải sai một người nữa đi giục họ về.
Lại ném một đệ tử xuống sông nữa. Tây Môn Báo lại nói:
- Bà cốt già và đệ tử đều là đàn bà con gái không thể trình bày công việc được.
Xin phiền vị tam lão xuống trình bày đầu đuôi.
Lại sai ném tam lão xuống sông Hoàng Hà. Tây Môn Báo cắm bút lên đầu làm ra vẻ
cung kính quay về phía sông một hồi lâu. Các vị trưởng lão và thuộc lại đứng
bên cạnh đều sợ hãi. Tây Môn Báo quay lại nói:
- Bà cốt già, tam lão không về! Bây giờ làm thế nào?
Muốn sai một người thuộc lại và một người trưởng lão xuống giục. Hai người này dập đầu van xin, đầu muốn vỡ, máu chảy lênh láng trên đất, sắc
mặt xám như tro nguội. Tây Môn Báo nói:
- Được ta hãy đợi một chút.
Một lát sau, Tây Môn Báo bảo hai người:
- Các ông đứng dậy, Hà Bá giữ khách như thế lâu rồi. Cho tất cả về nhà.
Thuộc lại và dân chúng ấp Nghiệp đều hoảng sợ. Từ đó về sau không ai dám nói
đến việc Hà Bá lấy vợ nữa.
Tây Môn Báo sai dân đào mười hai con ngòi để đem nước
sông Hà vào tưới ruộng của dân, ruộng đều đầy nước.
Lúc bấy giờ dân chúng đào
ngòi rất khổ cực, không muốn làm.
Báo nói:
- Dân chúng có thể vui thích khi việc đã thành, nhưng không thể cùng họ lo toan
khi bắt đầu làm. Nay các cụ và con em tuy lo lắng, khổ sở vì ta, nhưng một trăm
năm sau thế nào con cháu của các cụ cũng sẽ nhớ đến ta.
Đến nay, nhờ được thủy lợi, nhân dân đều được no đủ, giàu có. Mười hai con ngòi
chạy thẳng, cắt mất đường của xe. Khi nhà Hán lên, quan lại cho rằng cầu
của mười hai cái ngòi chắn mất đường đi, các ngòi lại gần nhau
không tiện, muốn hợp các ngòi lại, ở trên đường cái, gộp ba ngòi làm một cầu.
Nhân dân và các phụ lão đất Nghiệp không chịu nghe quan lại, cho rằng đó là
điều Tây Môn Báo đã làm. Phép tắc của người hiền không thể thay đổi được. Rút
cục quan lại phải nghe theo, gác việc ấy lại.
Tây Môn Báo làm huyện lệnh đất
Nghiệp nổi tiếng trong thiên hạ, ơn đức lưu lại đời sau không khi nào hết.
Chẳng phải là một vị đại hiền sao?
(Tư Mã Thiên- Hoạt kê liệt truyện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét