Vài nét về tác giả:
Huỳnh Mẫn Đạt, người làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 24 tuổi, đời vua Minh Mạng, ông đỗ cử nhân khoa Tân Mão (1831) tại Gia Định. Năm Kỷ Hợi (1839), ông giữ chức Thự ngự sử đạo Ninh Thái (tức Bắc Ninh & Thái Nguyên).
Năm Canh Tý (1840), ông được cử làm Khâm sứ, đem sắc văn đổi phong cho Ngọc Vân (con gái vua Chân Lạp Nặc Chân), đang sống ở Gia Định. Tháng 9 cùng năm, ông nhận lệnh đến Định Tường tra xét việc Bố chánh Nguyễn Đắc Trí bị thua trong trận giao tranh với nhóm nổi dậy ở thôn Xướng Ca. Sau đó, viên quan này bị giáng làm lính, ông được nhà vua chuẩn cho lưu lại quân thứ, để lo việc trị an. Một lần giao chiến tại nhánh sông Tân Trạch, tuy lập được công, nhưng ông bị trúng thương. Về Định Tường điều trị một tháng, ông lại lên đường đến Hà Tiên nhận chức quyền Thự án sát Hà Tiên và quyền Tuần phủ Quan Phòng.
Đầu năm Tân Sửu (1841), hàng ngàn người dân bất mãn nổi dậy vây đánh đồn Châu Nham (nay thuộc xã Dương Hòa, Hà Tiên). Hạ đồn xong, lực lượng này tràn đến đánh chiếm vùng núi Tô Châu, kịp có Thự tuần phủ Lê Quang Huyên đem binh cứu viện, nên trấn áp được.
Mùa xuân năm Nhâm Dần (1842), quân Xiêm La do tướng Ô Thiệt Vương cầm đầu đến cướp phá Hà Tiên. Ông cùng với các quan lại khác, chỉ huy quân chống cự mãnh liệt. Sau khi đẩy lui được quân Xiêm La, Huỳnh Mẫn Đạt được vua Thiệu Trị ban khen và cho thụ chức Viên ngoại lang. Vào mùa hạ cùng năm, ông được thực thụ lãnh Án sát sứ tỉnh Hà Tiên, và đến tháng 6 năm Giáp Thìn (1844), ông được thăng Thự bố chánh sứ tỉnh Hà Tiên.
Tháng Giêng năm Tân Hợi (1851), ông được thăng quyền Chưởng tuần phủ Hà Tiên.
Năm 1852, xảy ra vụ án ẩn lậu thuốc phiện, nhiều quan chức của tỉnh bị liên lụy, trong số đó có ông. Ông bị cách chức Tuần phủ, tám năm sau, ông mới được tha, nhưng bị chuyển làm Án sát Định Tường.
Ngày 12 tháng 4 năm 1861, quân Pháp chiếm Định Tường. Để mất thành, vua Tự Đức ra lệnh bắt giải Huỳnh Mẫn Đạt cùng với một số quan chức khác về kinh, nhưng đến tháng 11 cùng năm thì được tha, nhưng phải theo tướng Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển vào Biên Hòa, lập công chuộc tội.
Đến khi nhà Nguyễn nhường ba tỉnh miền Đông (gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) cho Pháp, Huỳnh Mẫn Đạt lại được cử làm Tuần phủ Hà Tiên. Chẳng bao lâu sau, toàn cõi Nam Kỳ cũng vào tay Pháp hết, không hợp tác với chính quyền mới, ông cáo quan về sống tại Rạch Giá cho đến khi mất.
Theo bia mộ, Huỳnh Mẫn Đạt qua đời vào tháng 2 năm Nhâm Ngọ (tức tháng 3 năm 1882), hưởng thọ 75 tuổi.
Nhà văn Sơn Nam viết về ông:
Khi thực dân đến...Ông Huỳnh Mẫn Đạt mượn lời người kỹ nữ đi tu để gởi gấm tâm tự. Về mặt xử thế ông tỏ ra minh bạch, biết vinh biết nhục...Ông an phận dưỡng nhàn, không mang tiếng chi cả, hình trạng khô ngô ốm yếu, tánh nết hiền lành, hay làm thi quốc âm, tao nhã thiệp liệp lắm, ông Tôn Thọ Tường kính ngài là bực phụ chấp...(Nguồn internet)
Cảnh trời chiều
Trưa sớm đài danh gió bụi nhiều,
Vườn quê vui thú cảnh trời chiều.
Nhành chim rải rác đơm bông bạc,
Màn sáng xuê xoang[1] trải gấm điều.
Ngả ngớn[2] lưng trâu ngơ vọt mục,
Loi thoi bóng ác khẳm thuyền tiều.
Xót người mạng bạc trong chằm nhạn,
Ngó mống trông mây biết bấy nhiêu[3].
Huỳnh Mẫn Đạt
Vườn quê vui thú cảnh trời chiều.
Nhành chim rải rác đơm bông bạc,
Màn sáng xuê xoang[1] trải gấm điều.
Ngả ngớn[2] lưng trâu ngơ vọt mục,
Loi thoi bóng ác khẳm thuyền tiều.
Xót người mạng bạc trong chằm nhạn,
Ngó mống trông mây biết bấy nhiêu[3].
Huỳnh Mẫn Đạt
1. Xuê xoang (tiếng cổ): sang trọng, màu mè một cách phô trương.
2. Ngả ngớn: ở tư thế không thẳng thắn, nghiêm trang.
3. Dùng như bao nhiêu
2. Ngả ngớn: ở tư thế không thẳng thắn, nghiêm trang.
3. Dùng như bao nhiêu
Cây dừa
Ba xuân đào lý phải duyên ưa,
Cây trái liền năm chẳng kịp dừa.
Đuôi phượng vẻ vang che nắng gió,
Mình rồng chan chứa gọi mây mưa.
Dãi dầu giúp kẻ khi xơi tối,
Giúp nước vui người buổi khát trưa.
Rường cột miếu đường không xứng mặt,
Chống ngăn bờ cõi cũng bưa bưa [1].
Huỳnh Mẫn Đạt
1. Bưa bưa (tiếng địa phương) vừa vừa vậy thôi, không phải là giỏi
Cây trái liền năm chẳng kịp dừa.
Đuôi phượng vẻ vang che nắng gió,
Mình rồng chan chứa gọi mây mưa.
Dãi dầu giúp kẻ khi xơi tối,
Giúp nước vui người buổi khát trưa.
Rường cột miếu đường không xứng mặt,
Chống ngăn bờ cõi cũng bưa bưa [1].
Huỳnh Mẫn Đạt
1. Bưa bưa (tiếng địa phương) vừa vừa vậy thôi, không phải là giỏi
Chiêu Quân qua ải
Tráo chác khôn lường mũi bút gian[1],
Trăm năm khuấy rối phận hồng nhan,
Chín trùng ứa lụy rưng đôi mắt,
Ngàn dặm ôm tỳ tím lá gan.
Cột giả thành che bờ cõi vẩn,
Lụy làm mưa rưới lửa binh tàn.
Người trên nhà Hán đi đâu lẩn,
Xui trận ôn nhu[2] tới dẹp loàn.
Huỳnh Mẫn Đạt
1. Nhắc việc Mao Diên Thọ vẽ xuyên tạc chân dung Chiêu Quân để hại nàng. Cũng ám chỉ bút của loại Tôn Thọ Tường theo giặc Pháp.
2. Sự mềm yếu hòa hoãn, hai câu này chê triều đình nhà Hán và cũng ám chỉ đến sự nhu nhược, lẩn trốn trách nhiệm của vua tôi Tự Đức.
Tráo chác khôn lường mũi bút gian[1],
Trăm năm khuấy rối phận hồng nhan,
Chín trùng ứa lụy rưng đôi mắt,
Ngàn dặm ôm tỳ tím lá gan.
Cột giả thành che bờ cõi vẩn,
Lụy làm mưa rưới lửa binh tàn.
Người trên nhà Hán đi đâu lẩn,
Xui trận ôn nhu[2] tới dẹp loàn.
Huỳnh Mẫn Đạt
1. Nhắc việc Mao Diên Thọ vẽ xuyên tạc chân dung Chiêu Quân để hại nàng. Cũng ám chỉ bút của loại Tôn Thọ Tường theo giặc Pháp.
2. Sự mềm yếu hòa hoãn, hai câu này chê triều đình nhà Hán và cũng ám chỉ đến sự nhu nhược, lẩn trốn trách nhiệm của vua tôi Tự Đức.
Đĩ đi tu
Lầu xanh thánh thót tiếng chuông truyền,
Tỉnh giấc cao đường lúc ngửa nghiêng.
Mượn chiếc thuyền tình qua bể ái,
Đưa con sóng sắc lại rừng thiền.
Trông gương trí huệ lau lòng tục,
Lần chuỗi bồ đề kết trái duyên.
Mát mẻ cửa không trăng gió sẵn,
Dầu chưa nên phật cũng nên tiên.
Huỳnh Mẫn Đạt
Lầu xanh thánh thót tiếng chuông truyền,
Tỉnh giấc cao đường lúc ngửa nghiêng.
Mượn chiếc thuyền tình qua bể ái,
Đưa con sóng sắc lại rừng thiền.
Trông gương trí huệ lau lòng tục,
Lần chuỗi bồ đề kết trái duyên.
Mát mẻ cửa không trăng gió sẵn,
Dầu chưa nên phật cũng nên tiên.
Huỳnh Mẫn Đạt
Chó già
Tuy rằng muông cẩu có ân ba,
Răng rụng lâu năm nó phải già,
Bởi đuổi hươu Tần [1] nên mỏi gối,
Vì lo khỉ Sở [2] mới dùng da.
Không ai trấn bắc ngăn bầy cáo,
Ít cả ngừa tây giữ đứa tà,
Mạnh mẽ như xưa còn hớn hở,
Bây giờ yếu đuổi hết xông pha.Huỳnh Mẫn Đạt
1. Hươu Tần: Đời Tần Nhị Thế, chính sự nhà Tần mục nát, giặc nổi tứ tung, có người nói: "Nhà Tần để sổng con hươu, ai đuổi bắt được thì người ấy được thiên hạ". Sau Hán Lưu Bang (Cao Tổ) đánh được.
2. Khỉ Sở: Bọn Hán Cao Tổ chế Hạng Võ nước Sở là con khỉ đội mão.
Tuy rằng muông cẩu có ân ba,
Răng rụng lâu năm nó phải già,
Bởi đuổi hươu Tần [1] nên mỏi gối,
Vì lo khỉ Sở [2] mới dùng da.
Không ai trấn bắc ngăn bầy cáo,
Ít cả ngừa tây giữ đứa tà,
Mạnh mẽ như xưa còn hớn hở,
Bây giờ yếu đuổi hết xông pha.Huỳnh Mẫn Đạt
1. Hươu Tần: Đời Tần Nhị Thế, chính sự nhà Tần mục nát, giặc nổi tứ tung, có người nói: "Nhà Tần để sổng con hươu, ai đuổi bắt được thì người ấy được thiên hạ". Sau Hán Lưu Bang (Cao Tổ) đánh được.
2. Khỉ Sở: Bọn Hán Cao Tổ chế Hạng Võ nước Sở là con khỉ đội mão.
Lên đèo Hải Vân
Đồi liễu ngàn mai cảnh quạnh hiu,
Chia hai Thuận, Quảng[1] một con đèo.
Lá dòm mặt nước cây mong lội,
Biển bọc chân non sóng muốn trèo,
Mặt đất day ngang đường khuất khúc,
Sườn non dựng ngược đá cheo leo.
Vén mây muốn bước lên trên tót,
Đoái lại vầng trăng lẽo đẽo theo.Huỳnh Mẫn Đạt
1. Thuận hóa: tên cũ chung của Quảng Trị và Thừa thiên. Quảng Hóa tức là Quảng Nam sau này.
Đồi liễu ngàn mai cảnh quạnh hiu,
Chia hai Thuận, Quảng[1] một con đèo.
Lá dòm mặt nước cây mong lội,
Biển bọc chân non sóng muốn trèo,
Mặt đất day ngang đường khuất khúc,
Sườn non dựng ngược đá cheo leo.
Vén mây muốn bước lên trên tót,
Đoái lại vầng trăng lẽo đẽo theo.Huỳnh Mẫn Đạt
1. Thuận hóa: tên cũ chung của Quảng Trị và Thừa thiên. Quảng Hóa tức là Quảng Nam sau này.
Trâu già
I
Một nhắm xương già một nhắm da,
Bao nhiêu cái ách đã từng qua.
Đuôi cùn biếng vẫy Điền-Đơn hỏa,
Tai điếc chi nghe Nịnh-Thích ca.
Sớm dạo nội sằn đi khấp-khởi,
Tối về tử lý thở hê - ha.
Bôi chuông nhớ thuở qua đường hạ,
Ân đội Tề-vương bắt lại tha.
II
Kể từ hội sửu đã sanh ra,
Tai điếc chi nghe Nịnh-Thích ca.
Mấy chốn kỳ-thần ra sức cả,
Đòi nơi bái xã rán thân già.
Rửa tai Vĩnh-thủy nhường ngôi báu,
Cổi ách Đào-lâm biếng gác xa.
Tề-chúa bôi chuông còn chẳng nỡ,
Có đâu khó nhọc với nông-gia
Huỳnh Mẫn Đạt
Bao nhiêu cái ách đã từng qua.
Đuôi cùn biếng vẫy Điền-Đơn hỏa,
Tai điếc chi nghe Nịnh-Thích ca.
Sớm dạo nội sằn đi khấp-khởi,
Tối về tử lý thở hê - ha.
Bôi chuông nhớ thuở qua đường hạ,
Ân đội Tề-vương bắt lại tha.
II
Kể từ hội sửu đã sanh ra,
Tai điếc chi nghe Nịnh-Thích ca.
Mấy chốn kỳ-thần ra sức cả,
Đòi nơi bái xã rán thân già.
Rửa tai Vĩnh-thủy nhường ngôi báu,
Cổi ách Đào-lâm biếng gác xa.
Tề-chúa bôi chuông còn chẳng nỡ,
Có đâu khó nhọc với nông-gia
Huỳnh Mẫn Đạt
Giễu Tôn Thọ Tường, bài 1 *
Cừu mã [1] năm ba bạn cặp kè,
Duyên đâu giải cấu [2] khéo đè ne. [3]
Đã cam bít mặt cùng trời đất,
Đâu dám nghiêng mình bởi ngựa xe!
Hớn hở, trẻ dong đường dặm liễu, [4]
Thẫn thờ, già náu cội cây hoè. [5]
Núp nom cũng hổ, chào thêm hổ,
Thà ẩn non cao chẳng biết nghe...
Huỳnh Mẫn Đạt
* Theo giai thoại có lần Huỳnh Mẫn Đạt lên Sài Gòn chơi, đang thơ thẩn trước toà Đô chính (trụ sở UBND Tp. HCM bây giờ) [ có tài liệu ghi là Bồn kèn - công trường Diên Hồng nghe lính Pháp thổi kèn . Không biết mấy địa danh này có trùng nhau hay không (!?!)] thì chợt thấy Tôn Thọ Tường dừng xe song mã bên đường đi đến phía ông. Ông muốn tránh, đứng núp bên gốc cây, kéo nón úp vào mặt, nhưng Tôn vẫn cứ bước lại chào. Ông không sao tránh được, bền đứng ra đáp lễ bằng bài thơ này.
1. Cừu mã: Áo da và ngựa nói về quan sang
2. Giải cấu: gặp gở
3. Đè ne: đưa đến nổi không dè
4. Châu Á phu đời Hán đóng quân ở Tế Liễu nên đời sau gọi chỗ đóng quân là Tế dinh . Đường dặm liễu: ý nói bước thênh thang, đắc ý.
5. Thuần Vu Phần rượu say nằm ngủ giấc dưới cây hòe, ý nói cụ Huỳnh đã chán danh lợi
Cừu mã [1] năm ba bạn cặp kè,
Duyên đâu giải cấu [2] khéo đè ne. [3]
Đã cam bít mặt cùng trời đất,
Đâu dám nghiêng mình bởi ngựa xe!
Hớn hở, trẻ dong đường dặm liễu, [4]
Thẫn thờ, già náu cội cây hoè. [5]
Núp nom cũng hổ, chào thêm hổ,
Thà ẩn non cao chẳng biết nghe...
Huỳnh Mẫn Đạt
* Theo giai thoại có lần Huỳnh Mẫn Đạt lên Sài Gòn chơi, đang thơ thẩn trước toà Đô chính (trụ sở UBND Tp. HCM bây giờ) [ có tài liệu ghi là Bồn kèn - công trường Diên Hồng nghe lính Pháp thổi kèn . Không biết mấy địa danh này có trùng nhau hay không (!?!)] thì chợt thấy Tôn Thọ Tường dừng xe song mã bên đường đi đến phía ông. Ông muốn tránh, đứng núp bên gốc cây, kéo nón úp vào mặt, nhưng Tôn vẫn cứ bước lại chào. Ông không sao tránh được, bền đứng ra đáp lễ bằng bài thơ này.
1. Cừu mã: Áo da và ngựa nói về quan sang
2. Giải cấu: gặp gở
3. Đè ne: đưa đến nổi không dè
4. Châu Á phu đời Hán đóng quân ở Tế Liễu nên đời sau gọi chỗ đóng quân là Tế dinh . Đường dặm liễu: ý nói bước thênh thang, đắc ý.
5. Thuần Vu Phần rượu say nằm ngủ giấc dưới cây hòe, ý nói cụ Huỳnh đã chán danh lợi
Giễu Tôn Thọ Tường, bài 2 *
Ngoài tai phải quấy vẫn nhàm nghe.
Cuộc lợi đường danh ỏi giọng ve!
Hớn hở trẻ giong qua dặm liễu
Thẩn thơ già núp cội cây hòe.
Đã cam giấu mặt cùng non nước,
Đâu dám nghiêng mày với với ngựa xe
Chớ nói "đổi dời", sao cốt cách?
Xưa nay giỏ nát vẫn còn tre!
Huỳnh Mẫn Đạt
* Theo giai thoại có lần Huỳnh Mẫn Đạt lên Sài Gòn chơi, đang thơ thẩn trước toà Đô chính (trụ sở UBND Tp. HCM bây giờ) [ có tài liệu ghi là Bồn kèn - công trường Diên Hồng nghe lính Pháp thổi kèn . Không biết mấy địa danh này có trùng nhau hay không (!?!)] thì chợt thấy Tôn Thọ Tường dừng xe song mã bên đường đi đến phía ông. Ông muốn tránh, đứng núp bên gốc cây, kéo nón úp vào mặt, nhưng Tôn vẫn cứ bước lại chào. Ông không sao tránh được, bèn đứng ra đáp lễ, sau khi đọc bài thứ nhất Tôn họa lại, Ông tiếp tục đọc bài này.
Xem thêm bài Thà gặp hổ chẳng thà gặp bạn của Tôn Thọ Tường, sau cuộc gặp gỡ
Ngoài tai phải quấy vẫn nhàm nghe.
Cuộc lợi đường danh ỏi giọng ve!
Hớn hở trẻ giong qua dặm liễu
Thẩn thơ già núp cội cây hòe.
Đã cam giấu mặt cùng non nước,
Đâu dám nghiêng mày với với ngựa xe
Chớ nói "đổi dời", sao cốt cách?
Xưa nay giỏ nát vẫn còn tre!
Huỳnh Mẫn Đạt
* Theo giai thoại có lần Huỳnh Mẫn Đạt lên Sài Gòn chơi, đang thơ thẩn trước toà Đô chính (trụ sở UBND Tp. HCM bây giờ) [ có tài liệu ghi là Bồn kèn - công trường Diên Hồng nghe lính Pháp thổi kèn . Không biết mấy địa danh này có trùng nhau hay không (!?!)] thì chợt thấy Tôn Thọ Tường dừng xe song mã bên đường đi đến phía ông. Ông muốn tránh, đứng núp bên gốc cây, kéo nón úp vào mặt, nhưng Tôn vẫn cứ bước lại chào. Ông không sao tránh được, bèn đứng ra đáp lễ, sau khi đọc bài thứ nhất Tôn họa lại, Ông tiếp tục đọc bài này.
Xem thêm bài Thà gặp hổ chẳng thà gặp bạn của Tôn Thọ Tường, sau cuộc gặp gỡ
Qua chơi gành Móm
Tượng mảng [1] non xanh tác chẳng già,
Cớ sao gành Móm lại voi ra?
Rêu xanh lém đém râu Bành tổ [2]
Đá mọc gio gie mép Tử Nha [3]
Miệng súc trêu trao con sóng lượng [4]
Khăn lau tít toát cụm mây qua.[5]
Xuân thu hỏi đó bao nhiêu thử?
Rằng thuở khai thiên đã có ta.
Huỳnh Mẫn Đạt
-------------------
1. Tượng mảng: tiếng xưa có nghĩa là nghe rằng
2. Người đời Đường Nghiêu tên là Khanh được phong ở Bành thành nổi tiếng sống lâu.
3. Khương Tử Nha còn gọi là Khương Thượng hay Lữ Vọng, thừa tướng đời nhà Châu ở Tàu
4 & 5. Tả cảnh: Con sóng lượn qua gành trêu trao như gành súc miệng, cụm mây buông tỏa trùm qua tít toát như khăn lau.
Tượng mảng [1] non xanh tác chẳng già,
Cớ sao gành Móm lại voi ra?
Rêu xanh lém đém râu Bành tổ [2]
Đá mọc gio gie mép Tử Nha [3]
Miệng súc trêu trao con sóng lượng [4]
Khăn lau tít toát cụm mây qua.[5]
Xuân thu hỏi đó bao nhiêu thử?
Rằng thuở khai thiên đã có ta.
Huỳnh Mẫn Đạt
-------------------
1. Tượng mảng: tiếng xưa có nghĩa là nghe rằng
2. Người đời Đường Nghiêu tên là Khanh được phong ở Bành thành nổi tiếng sống lâu.
3. Khương Tử Nha còn gọi là Khương Thượng hay Lữ Vọng, thừa tướng đời nhà Châu ở Tàu
4 & 5. Tả cảnh: Con sóng lượn qua gành trêu trao như gành súc miệng, cụm mây buông tỏa trùm qua tít toát như khăn lau.
Mưa đêm
- Vận Từ Thứ - [1]
Mới vừa bụng núi dấu thêm voi,
Kìa phải mưa đêm đã lố mòi.
Mượn sấm đánh tan vầng nguyệt rạng,
Xua sương tưới sống cụm hoa còi.
Say cần câu nguyệt, ngư [2] lèn nón,
Lỡ dặm mang sao, mục [3] ướt roi.
Hỏi kẻ Trường An trời biết chẳng,
Tấm lòng quế ngọc nhộn đường thoi.Huỳnh Mẫn Đạt
- Vận Từ Thứ - [1]
Mới vừa bụng núi dấu thêm voi,
Kìa phải mưa đêm đã lố mòi.
Mượn sấm đánh tan vầng nguyệt rạng,
Xua sương tưới sống cụm hoa còi.
Say cần câu nguyệt, ngư [2] lèn nón,
Lỡ dặm mang sao, mục [3] ướt roi.
Hỏi kẻ Trường An trời biết chẳng,
Tấm lòng quế ngọc nhộn đường thoi.Huỳnh Mẫn Đạt
1. Thuở trước, các văn hữu miền Nam làm thơ thường hạn những vần ngộ nghĩnh: "Xô, cô, vô, ô, rô" - "Gà, qua, nhà, bà, già" - "Ôi, thôi, rồi, nồi, xôi" - "Chà, và, la, mã, tà" - "Thằng, ăn, măng, nhăn, răng" ... Đến khi Tôn Thọ Tường làm bài Từ Thứ qui Tào, dụng vận thật hiểm hóc: "Vòi, còi, mòi, roi, thoi". Nhiều người dùng vận ấy mà làm gọi là Vận Từ Thứ.
2. Ngư là ngư nhân, những người làm nghề chài lưới.
3. Mục là mục nhân, những người làm nghề chăn nuôi
2. Ngư là ngư nhân, những người làm nghề chài lưới.
3. Mục là mục nhân, những người làm nghề chăn nuôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét