Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Ngâm gạo qua đêm trước khi nấu giảm nguy cơ ung thư


Các chuyên gia cho biết rằng, ngâm gạo qua đêm trước khi nấu có thể làm giảm lượng asen tự nhiên trong gạo, giúp giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư. Việc ngâm gạo qua đêm sẽ giải trừ được đến 80% chất độc công nghiệp này.

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

BÀI TẬP CHỮA ĐAU THẦN KINH TỌA



Đau thần kinh tọa còn được gọi là đau thần kinh hông to, được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.
Đau dây thần kinh toạ có thể do do căng cơ, chấn thương, viêm mãn tính, thoát vị đĩa đệm, mang thai, u cột sống và bệnh lý khác khác.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Vỗ cánh tay chữa 7 bệnh

Đông y cho rằng, trên cánh tay có nhiều huyệt và kinh mạch kết nối với nội tạng. Vỗ cánh tay giúp thông ruột, ngăn ngừa táo bón, giải độc dạ dày, thanh lọc phổi và nhiều hơn thế.

Gần đây có một động tác thể dục dưỡng sinh thu hút rất nhiều người quan tâm tại Trung Quốc bởi sự đơn giản, dễ thực hiện mà kết quả mang lại khiến người tập rất bất ngờ.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Tiếng Việt Kinh Hoàng Ở Trong Nước


Sở dĩ tôi nói “kinh hoàng” là vì tiếng Việt ngày nay ở trong nước:
- Pha tiếng Anh, tiếng Tây ‘ba rọi”.
- Dùng quá nhiều tiếng lóng và ngôn ngữ đường phố.
- Văn bất thành cú, bất kể văn phạm .
- Sáng chế ra những từ ngữ dị hợm, phản nghĩa
- Cường điệu, làm dáng hoặc bi thảm hóa vấn đề. Miền Nam gọi là “dốt hay nói chữ”. Chẳng hạn, “Dân Hà Nội tan tác dưới cơn mưa” (Đài Tiếng Nói Việt Nam). Đây là câu văn bi thảm hóa vấn đề. Mưa thì người ta chạy tìm chỗ tránh mưa, cái gì mà tan tác? Trong những bức ảnh lại có cả một cặp trai gái che dù đi sát bên nhau. Dường như mưa làm họ gần nhau hơn. Hình ảnh này rất lãng mạn, có gì là “tan tác” đâu? Đây là câu văn “bi thảm hóa” vấn đề.
- Câu văn tối nghĩa.
- Cắt cụt tiếng Việt hoặc thêm cái đuôi vào cả những tiếng đã thông dụng ngàn năm.
- Dùng những chữ khiến người ta sợ.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

VÌ SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC NGU THẾ?

Tứ thư Ngũ kinh và những thứ tràn ngập thành tai họa hơn nữa như Kinh, Sử, Tử, Tập, hầu như toàn bộ đều là sự học hỏi. Văn hóa truyền thống Trung Quốc chỉ có sự học-hỏi, cộng thêm sự tách rời giữa đầu (tư duy) với tay (thực tiễn) và tiếp tục tạo ra sự đứt rời giữa “học” đích thực với “thuật” đã nói ở trên, — sự đứt rời song trùng ấy trên thực tế đã tạo nên sự "vô học” của người Trung Quốc từ xưa tới nay.