Trong Đông y, gút
(gout) gọi là chứng thống phong. có rất nhiều loại dược thảo có thể hỗ trợ điều
trị gút, tùy theo tình trạng, cơ địa từng bệnh nhân mà có thể cân đối sử dụng
liều lượng, phối hợp trị liệu.
Duới đây xin giới thiệu tác dụng chữa bệnh gút của lá trầu và
nước dừa.
Lá trầu
Lá trầu tại Việt Nam có 2 loại. Trầu mỡ là loại lá to bóng và
trầu quế lá nhỏ hơn, xanh đậm và cay hơn, hay dùng để ăn trầu với cau và vôi.
Trầu có tên khoa học là Piper Betle, thuộc họ Hồ tiêu
Piperaceae, là loại dây leo mọc nhiều ở nước ta cũng như các nước trong khu vực
Đông Nam Á: Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia…
Trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu bao gồm các nhóm hoạt chất
như: Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… Tổ hợp các chất của nó có tác
dụng như chất chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, ngoài ra nó còn có
tác dụng giảm đau thần kinh.
Đặc biệt, lá trầu có khả năng cải thiện các rối loạn chuyển hóa
trong cơ thể, giúp hấp thu khoáng chất, vitamin tốt hơn. Đồng thời cũng giúp
đào thải các chất cặn bã độc hại dễ dàng hơn.
Lá trầu còn làm tăng hiệu quả làm việc của các cơ vòng dạ dày,
thực quản, giúp giảm nhanh lượng axít thừa tránh được bệnh trào ngược dạ dày
thực quản (một chứng bệnh hay gặp khi uống quá nhiều thuốc Tây).
Lá trầu còn giúp tránh được bệnh ho và các bệnh về răng miệng,
hôi miệng, cùng với một số tác dụng khác như làm tăng hưng phấn, kích dục, hỗ
trợ táo bón.
Lá trầu nó còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt, giúp
giảm viêm phổi, giảm viêm phế quản, tan đàm, vì thế mà cải thiện được tình
trạng phổi tắc nghẽn phổi mãn tính.
Tác dụng trị nấm của lá trầu cũng khá hiệu nghiệm, kể cả nấm da.
Chúng ta có thể giã nát lá trầu rồi xát vào những vùng da bị nấm sẽ thấy hiệu
quả. Như vậy lá trầu còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt.
Nước dừa
Còn nước dừa dùng trong phối hợp trị liệu cùng với lá trầu có
vai trò như một chất hòa tan, giúp chiết xuất hoạt chất trong lá trầu ra một
cách nhanh chóng.
Nước dừa còn là một chất điện phân tự nhiên, giúp tăng cường sự
trao đổi chất trong cơ thể, giúp cân bằng chuyển hóa. Nước dừa làm tăng HDL
(một chất có lợi cho mạch máu, giúp dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng
mạch).
Trong thành phần của nước dừa còn có nhiều kali rất tốt cho tim
mạch và các thành phần khác tương tự như huyết tương máu người.
Nước dừa còn có tác dụng kháng virút, kháng viêm, chống oxy hóa
và khử độc rất tốt, làm giảm sự hình thành axít lactic (axít lactic từ rượu là
chất cạnh tranh đào thải với axít uric qua thận, gây ứ đọng, tăng cao lượng
uric trong máu.
Đó là nguyên nhân tại sao mỗi khi đi nhậu về thì gút nặng thêm).
Khi uống nước dừa giúp cải thiện các bất thường về tiết niệu và thận, tăng đào
thải axít uric. Vì vậy mà phương thuốc phối hợp lá trầu và nước dừa là một cách
tuyệt vời để khống chế bệnh gút!
Cách dùng lá trầu, nước dừa
Mỗi sáng thức dậy dùng 100g lá trầu tươi, xắt nhuyễn ngâm vào
trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Nên chắt bớt một chút nước dừa ra để
khỏi bị tràn khi cho lá trầu nhuyễn vào, sau đó đậy nắp lại và ngâm đúng 30
phút, rồi chắt ra ly, uống một mạch.
Không ăn sáng ngay mà chờ đến khi nước dừa, trầu được cơ thể hấp
thu hoàn toàn, lúc đi tiểu trở lại rồi mới ăn sáng. Làm như vậy trong vòng một
tuần thì các cơn đau nhức do bệnh gút về đêm sẽ giảm hẳn.
Người bệnh có thể ngủ ngon một mạch đến sáng và cảm thấy tươi
tỉnh ra, cũng vì thế mà đầu óc minh mẫn, dễ chịu. Cần phải uống 1 tháng liền để
trị bệnh triệt để hẳn.
Theo BS. HOÀNG
XUÂN ĐẠI
Sức khỏe & Đời sống
Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét