Tập "Dịch cân kinh"
thấy ăn tốt ngủ ngon, đấy là việc phổ biến, nên đã làm tăng sức khỏe cho các
bệnh nhân nói chung và chữa khá nhiều bệnh như: Suy nhược thần kinh, huyết áp
cao, bệnh tim các loại, bệnh thận, bán thân bất toại, trúng gió, méo mồm, lệch
mắt, hen suyễn...
Lịch sử:
Năm 917 (sau Công nguyên) Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp
và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn - Hà Nam - Trung Quốc, xây dựng chùa
Thiếu Lâm. Có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo đem một
tín ngưỡng mới đi tuyên truyền, có khi trái với tín ngưỡng cũ, dễ xảy ra xung
đột nên cho đệ tử Chùa Thiếu Lâm vừa học lí thuyết Phật giáo, vừa phải luyện võ
để tự vệ (một phái võ Thiếu Lâm vẫn tồn
tại đến ngày nay).
Nhiều người xin nhập môn, nhưng
thể lực kém không luyện võ được. Tổ sư truyền dạy một phương pháp luyện tập tên
gọi là "Đạt Ma Dịch cân kinh" để chuyển biến thể lực của các đệ tử từ
yếu thành khỏe. Cách tập đơn giản, nhưng hiệu lực lớn, vì tiêu trừ được bệnh.
Ngày nay, người ta nghiên cứu lại
phương pháp này chữa được rất nhiều bệnh. phương pháp luyện tập "đạt Ma
Dịch cân kinh" trước tiên nói về tư tưởng:
Phải có hào khí: nghĩa là phải có
quyết tâm tập cho đến nơi và đều đặn, phải vững vàng tin tưởng, không nghe lời
bàn ra nói vào mà chán nản bỏ dở.
Phải lạc quan: không lo sợ vì
bệnh mà mọi người cho là hiểm nghèo, và tươi tỉnh tin rằng mình sẽ thắng bệnh
do luyện tập.
Trên phải không, dưới nên có, đầu
nên lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng nên thẳng, thắt lưng
mềm dẻo, hai cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay trầm, bàn tay quay
lại phía sau, ngón xòe như cái quạt. Vẫy, hậu môn phải thót, bụng dưới thót,
gót chân lỏng, bàn chân phải cứng, các ngón chân bấm chặt như đứng trên đất
trơn. Đây là những quy định cụ thể của các yêu cầu khi luyện "Đạt Ma Dịch
cân kinh".
Dựa trên yêu cầu này, khi tập vẫy
tay, thì từ cơ hoành trở lên, phải giữ cho được trống không, buông lỏng thảnh
thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc tập, xương cổ cần buông
lỏng để có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím môi), ngực nên buông lỏng để
cho phổi thở tự nhiên, cánh tay buông tự nhiên, giống như hai mái chèo gắn vào
vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc, đủ sức căng, bụng dưới thót vào,
hậu môn nhích lên, mười ngón chân bấm chặt vào mặt đất, giữ cho đùi và bắp chân
trong trạng thái căng thẳng, xương mông thẳng như cây gỗ.
Khi vẫy tay cần nhớ "lên không, xuống có", nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa ra phía trước.
"Trên ba dưới bảy" là
phần trên để lỏng chỉ độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gắng sức tới bảy phần
thể lực, vấn đề này phải quán triệt đầy đủ thì hiệu quả rất tốt.
Mắt nhìn thẳng, đầu không nghĩ ngợi gì, chỉ nhẩm đếm lần vẫy
tay.
Các bước tập cụ thể
như sau:
a. Hai bàn chân để xích ra bằng khoảng cách của hai vai.
b. Hai cánh tay duỗi
thẳng theo vai, ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay về phía sau.
c. Bụng dưới thót lại,
lưng thẳng, bụng trên co lên, cổ lỏng, đầu miệng trong trạng thái bình thường.
d. Các đầu ngón chân bám
trên mặt đất, gót chân sát đất, bắp chân và đùi thẳng.
e. Hai mắt chọn một điểm
đằng xa để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào ngón chân bám đùi vế
chắc, hậu môn thót và nhẩm đếm.
f. Dùng sức vẫy tay về
phía sau, để hai tay trở lại phía trước theo quán tính, tuyệt đối không dùng
sức, chân vẫn lên gân, hậu môn co lên không lòi.
g. Vẫy tay từ
300-400-500-600 dần dần lên tới 1.000 cái vẫy tay, ước chừng 30 phút.
h. Phải quyết tâm tập đều
đặn, lần vẫy tay dần dần tăng lên không miễn cưỡng vì "dục tốc bất
đạt", nhưng cũng không tùy tiện bữa tập nhiều, bữa tập ít hoặc nghỉ bệnh,
vì thế dễ làm mất lòng tin trong việc luyện tập, khó có kết quả.
Bắt đầu luyện tập cũng không nên
dùng tận lực làm tổn thương các ngón chân (sau buổi tập nên vân vê các ngón
chân, tay, mỗi ngón chín lần). Nôn nóng mong muốn khỏi bệnh ngay mà dùng quá
sức cũng không đưa lại kết quả mong muốn. Có quyết tâm, nhưng phải từ từ tiến
lên mới là đúng cách, sẽ thu được kết quả mĩ mãn.
Nếu tinh thần không tập trung, tư
tưởng phân tán, thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến "trên nhẹ dưới
nặng" là sai và hỏng.
Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên,
thường thường có trung tiện, hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng
bừng... đấy là hiện tượng bình thường, đừng ngại.
Trung tiện và hắt hơi là do nhu
động của đường ruột tăng lên, đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí
huyết dồn xuống cho hợp với "trên nhẹ, dưới nặng". Đây là quy luật
của sinh lí hợp với vũ trụ "thiên khinh, địa trọng".
Bệnh gan: Do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát,
tích lũy, làm cho khó bài tiết. Đương nhiên là bệnh nan y ảnh hưởng tới cả mật
và tì vị. Luyện "Dịch cân kinh" có thể giải quyết vấn đề này. Nếu có
trung tiện là có kết quả sớm.
Bệnh mắt: Luyện "Dịch cân kinh" có thể khỏi đau mắt đỏ,
các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí nó chữa được cả bệnh đục thủy
tinh thể (thong manh).
Trong nội kinh có nói "mắt
nhờ huyết mà nhìn được", khi khí huyết không dẫn đến bộ phận của mắt thì
đương nhiên sinh ra các bệnh của mắt. Con mắt là trong hệ thống của thị giác,
nhưng cũng là một bộ phận của cơ thể.
Khi tập có thể có phản ứng sự
xung đột giữa chính khí và tà khí, ta vẫn tập thì sẽ sản sinh ra chất bồi bổ có
nhiều ích lợi cho chính khí. Ta luyện tập đúng phép là làm tăng mức đề kháng,
thải cặn bã trong các gân, thần kinh và cả tế bào khác mà máu bình thường không
thải nổi. Như luyện "Đạt Ma Dịch cân kinh" khí huyết lưu thông mới
thải nổi các cặn bã ra nên sinh ra phản ứng. Vậy ta đừng sợ, cứ tiếp tục tập
như thường, hết một phản ứng là khỏi một căn bệnh, tập luyện dần đưa lại kết
quả tốt.
Luyện "Đạt Ma
Dịch Cân Kinh" đạt được bốn tiêu chuẩn như sau:
Nội trung tố: tức là nâng
cao can khí lên, là then chốt, điều chỉnh tạng phủ, lưu thông khí huyết, thanh
khí sẽ thông suốt lên tới đỉnh đầu.
Tứ trưởng tố: tức là tứ
chi phối hợp với động tác theo đúng nguyên tắc khi tập "Dịch cân
kinh". Tứ trưởng tố song song với Nội trung tố sẽ làm cho tà khí bài tiết
ra ngoài, trọc khí dằn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.
Ngũ tâm phát: nghĩa là 5 trung tâm của huyệt dưới đây hoạt động
mạnh hơn mức bình thường:
Bách hội: một huyệt trên đỉnh đầu.
Lao cung: hai huyệt của hai gan bàn tay.
Dũng Tuyền: hai huyệt ở hai gan bàn chân.
Khi luyện "Dịch cân
kinh" năm huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt. Nhâm đốc và
12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả phi thường, nó làm tăng cường thân thể tiêu
trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ.
Lục phủ minh: Lục phủ là ruột non, mật, dạ dày, ruột già, bong
bóng, tam tiêu.
Nghĩa là không trì trệ, lục phủ
có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn tiêu hóa và bài tiết được thuận lợi, xúc tiến các
cơ năng sinh sản, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể, tức là âm dương
thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.
(Theo Người cao tuổi)
Tôin đã tập và thấy hiệu quả rõ rệt.mất hẳn chứng chảy máu trĩ do bệnh đường tiêu hóa
Trả lờiXóa